NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Lê Văn Lèo1,, Lê Thành Tài1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong cho trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thực hành đúng về phòng chống tiêu chảy cấp; xác định tỷ lệ tiêu chảy cấp và một số yếu tố liên quan tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, cỡ mẫu điều tra là 900 bà mẹ có con bị tiêu chảy. Kết quả: Tỷ lệ trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi bị tiêu chảy là 11,3%, kiến thức chung đúng của bà mẹ là 44,3%, thực hành chung đúng của bà mẹ là 65%, học vấn từ cấp 1 trở xuống có con bị tiêu chảy trong 2 tuần qua là 26,3%; cấp 2 là 7,5%; cấp 3 là 11,3%; từ trung cấp trở lên là 8%; kinh tế gia đình thuộc diện nghèo có con bị tiêu chảy trong 2 tuần qua là 37,5%; cận nghèo là 11,1%; trung bình là 11,4%; khá giàu là 7,4%, kiến thức chung đúng có con bị tiêu chảy trong 2 tuần qua là 10,3% và thực hành chung đúng có con bị tiêu chảy trong 2 tuần qua là 11,1%. Kết luận: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng, cần nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ cho các bà mẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Bá Cường (2017), “Nghiên cứu tình hình mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành phòng ngừa tiêu chảy cấp tại nhà của các bà mẹ tại quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ năm 2017”, Luận văn tốt nghiệp ĐH Y Dược Cần Thơ, tr.28-38.
2. Hà Thị Kim Hoàng (2016), “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ 2016” Luận văn tốt nghiệp ĐH Y Dược Cần Thơ, tr.28,44.
3. Trương Thanh Phương (2018), “Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng năm 2018”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Võ Thành Thái (2012) Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành của mẹ trong chăm sóc trẻ tại nhà ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp năm 2011, Luận án chuyên khoa II trường ĐH Y Dược Cần Thơ, tr. 36-56.
5. Dương Đình Thiện (2003), “Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tỉnh Thanh Hóa”. Tạp chí nghiên cứu Y học 21(1) 2003, tr.50-55.
6. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2015), “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2014”, Luận văn Bác sĩ Y học dự phòng trường ĐH Y dược Cần Thơ, tr.29-43.
7. DhulikaDhingra, Aashima Dabas, et.al. (2018) "Maternal knowledge, attitude and practices during childhood diarrhoea". Tropical Doctor 0(1), pp.1-3.
8. Hasan S Merali, Mieko S Morgan, Chaweewon Boonshuyar (2014) "Diarrheal knowledge and preventative behaviors among the caregivers of children under 5 years of age on the Tonle Sap Lake". Cambodia, Tropical Medicine 2018:9, pp.35-42.
9. K . V. Rao, Vinod K Mishra, and Robert D. Retherford (2016) "Knowledge and Use of Oral Rehydration Therapy for Childhood Diarrhoea in India: Effects of Exposure to Mass Media, National Family Health Survey Subject Reports". No. 10, pp.4-20.