HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TUỔI TỪ 18-49 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017

Nguyễn Quang Thông1,, Trần Ngọc Dung2, Lê Thanh Tâm2, Huỳnh Thanh Triều3, Huỳnh Văn Út Cưng3
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng đường sinh dục dưới (NTĐSDD) không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây nên nhiều rối loạn trong đời sống, sinh hoạt, khả năng lao động và cả đến hạnh phúc gia đình của phụ nữ mắc bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng, chống NTĐSDD trước và sau can thiệp ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49, cư trú tại thành phố Cần Thơ. 2. Xác định tỷ lệ mắc NTĐSDD và hiệu quả can thiệp phòng chống NTĐSDD ở phụ nữ có chồng tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên 668 phụ nữ có chồng tuổi 18-49 được phân làm 2 nhóm: nhóm can thiệp (324 phụ nữ) và nhóm đối chứng (344 phụ nữ), bao gồm cả những người được chẩn đoán xác định mắc và không mắc NTĐSDD qua khám lâm sàng. Đánh giá kết quả truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhóm can thiệp sau 12 tháng. Kết quả nghiên cứu: Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về phòng, chống NTĐSDD tăng từ 46,6% lên 89,5%, hiệu quả can thiệp đạt 92,1%. Tỷ lệ phụ nữ có hành vi đúng về phòng chống NTĐSDD tăng từ 78,7% lên 92,6%, hiệu quả can thiệp đạt 17,7% (p<0,001). Tỷ lệ mắc NTĐSDD ở phụ nữ giảm từ 31,8% xuống còn 13,9%, hiệu quả can thiệp đạt 26,8% (p<0,001). Kết luận: Can thiệp truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành có hiệu quả trong phòng, chống NTĐSDD ở phụ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Cần Thơ (2015), Báo cáo dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2015.
2. Lê Hoài Chương (2013), Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Tạp chí Y học thực hành 2013, Số (5).
3. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản giáo dục.
4. Hoàng Minh Hằng (2011), Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình hình mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành 2011, Số (6).
5. Nguyễn Cao Hùng (2018), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và đánh giá kết quả điều trị ở phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau năm 2017, Luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Trần Huỳnh Phú Hùng (2014), Nghiên cứu tình hình bệnh viêm nhiễm sinh dục dưới trước và sau can thiệp ở các nữ công nhân có chồng từ 18-49 tại khu công nghiệp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 2013-2014, Luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Kim Loan (2019), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và đánh giá kết quả can thiệp ở phụ nữ có chồng tại phòng khám phụ sản Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nhà xuất bản Y học.