VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT DẠ DÀY VÀ NẠO HẠCH D2 TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN III

Nguyễn Thanh Quân1,, Nguyễn Văn Lâm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

           Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay phẫu thuật cắt dạ dày kèm nạo hạch D2 là phương pháp điều trị được lựa chọn trong điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về nạo vét hạch trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn III tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định số hạch nạo vét được, tỷ lệ chuyển mổ mở, thời gian mổ, lượng máu mất trong mổ, số hạch di căn sau mổ, tai biến trong mổ, biến chứng sau mổ và thời gian sống còn sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, thực hiện trong thời gian từ 01/2017 đến 06/2021. Các biến số nghiên cứu bao gồm: Đánh giá số lượng hạch nạo vét được, tỷ lệ chuyển mổ mở, thời gian mổ, lượng máu mất trong mổ, số hạch di căn sau mổ, tai biến trong mổ, biến chứng sau mổ và thời gian sống còn sau mổ. Kết quả: Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung bình là 303 ± 7,057 phút, lượng máu mất trung bình 65,6 ± 4,705 ml. Số hạch nạo vét được trung bình là 13,22 ± 0,631 hạch. Có 34 trường hợp (68%) di căn hạch sau mổ. Số lượng hạch nạo vét được đối với thương tổn giai đoạn T4a, T4b nhiều hơn có ý nghĩa so với thương tổn giai đoạn dưới T4a. Thời gian sống còn sau 1 năm là 93,87%, sau 3 năm là 76,08%. Có 1 trường hợp chảy máu trong mổ do rách động mạch vị mạc nối trái trong mổ được xử lý tốt qua phẫu thuật nội soi, 1 trường hợp tử vong ngày thứ 19 sau mổ do viêm phổi năng, suy hô hấp và 4 trường hợp viêm phổi sau mổ được điều trị nội khoa. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo hạch D2 an toàn trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn III. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Triệu Triều Dương (2008), Nghiên cứu kỹ thuật cắt dạ dày, vét hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện 108, Y học TP. HồChí Minh, 12(4), tr.204-208.
2. Võ Duy Long (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn I, II, III, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
3. Đỗ Trường Sơn (2014), Đánh giá kết quả xa sau mổ của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ
dày tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, Nghiên cứu y học, 88(3), tr.82-88.
4. Trịnh Hồng Sơn (2000), Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Đỗ Văn Tráng (2012), Nghiên cứu kỹ thuật nạo vét hạch bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư dạ dày vùng hang môn vị, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Chen K, Mou YP, Xu XWet al (2014), Short-term surgical and long-term survival outcomes after laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer, BMC Gastroenterol, 14: 41-48.
7. D’souza MA, Singh K, Shrikhande (2009), Surgery for gastric cancar: an evidence-based perspective, J Cancer Res Ther, 5(4), pp.225-231.
8. Kelly KJ, Selby L, Chou JF et al. (2015), Laparoscopic Versus Open Gastrectomy for Gastric Adenocarcinoma in the West: A Case-Control Study, Ann Surg Oncol, 22(11), pp.3590-6.
9. Kitano S, Iso Y, Moriyama M et al. (1994), Laparoscopy-assisted Billroth I gastrectomy,
Surg Laparosc Endosc, 4(2), pp.146-148.
10. Lee JH, Lee CM, Son SY et al. (2014), Laparoscopic versus open gastrectomy for gastric cancer: Long-term oncologic results. Surgery, 155, pp.154-164.
11. Lin JX, Huang CM, Zheng CH et al. (2015), Surgical Outcomes of 2041 Consecutive Laparoscopic Gastrectomy Procedures for Gastric Cancer: A Large-Scale Case Control Study, PLoS One, 10(2): e0114948.
12. Peng JS, Song H, Yang ZL et al. (2010), Meta-analysis of laparoscopyassisted distal gastrectomy and conventional open distal gastrectomy for early gastric cancer, Chin J Cancer, 29(4), pp.349-354.
13. Tanimura S, Higashino M, Fukunaga et al. (2007), Laparoscopic gastrectomy with regional lymph node dissection for upper gastric cancer, Br J Surg, 94, pp.204-207.
14. Umemura A, Koeda K, Sasaki A et al (2015), Totally laparoscopic total gastrectomy for gastric cancer: Literature review and comparison of the procedure of esophagojejunostomy, Asian J Surg, 38(2), pp.102-112.
15. Zhipeng Zhu, Lulu Li, Jiuhua Xu, Weipeng Ye, Junjie Zeng, Borong Chen and Zhengjie Huang (2020), Laparoscopic versus open approach in gastrectomy for advanced gastric cancer, World Journal of Surgical Oncology, 18, pp.126, 1-22.