NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN NGUYÊN PHÁT CỦA PHỔI TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Đức Nhơn1,, Nguyễn Hồng Phong2
1 Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, loại ung thư này có liên quan đến tỷ lệ tử vong. Hiện nay có nhiều báo cáo về mối liên quan mật thiết giữa đột biến gen EGFR và ung thư biểu mô tuyến của phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được tỷ lệ và phân tích một số yếu tố liên quan đến đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 115 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ; bệnh nhân được phát hiện đột biến EGFR bằng kỹ thuật Real-time PCR từ mẫu mô. Kết quả: Tỷ lệ đột biến gen EGFR là 41,7%, bao gồm: đột biến trên exon 18 (6,9%), đột biến trên exon 19 (43,1%), đột biến trên exon 20 (12,1%) và đột biến trên exon 21 (37,9%). Tỷ lệ đột biến ở nữ  (56,4%) cao hơn ở nam (34,2%); ở người không hút thuốc lá (62,3%) cao hơn ở người hút thuốc (24,2%). Kết luận: Tỷ lệ đột biến EGFR ở bệnh nhân tương đối cao, trong đó vị trí hay đột biến nhất là exon 19 và 21. Có sự liên quan giữa đột biến gen với giới tính và thói quen hút thuốc lá.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2017), Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen EGFR và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến. Luận án tiến sĩ. Học viện quân y.
2. Nguyễn Việt Hà (2014), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X-quang, mô bệnh học và bộc lộ yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư biểu mô tuyến của phổi. Tạp chí Ung thư học, số 3, 187-194.
3. Nguyễn Ngọc Quang (2020), Nghiên cứu đột biến, mức độ biểu hiện gen EGFR và tình trạng methyl hóa một số gen liên quan trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi. Luận án tiến sĩ. Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Phạm Mai Thủy Tiên (2019), Đánh giá tỷ lệ đột biến gen EGFR trên bệnh nhân Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa di căn tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học lâm sàng, số 55, 67-72.
5. Trường đại học Y Dược Huế (2014), Giải phẩu bệnh. Nhà xuất bản đại học Huế, Huế, tr.94-105.
6. Carpenter G, King L.Jr. and Cohen S. (1978), Epidermal growth factor stimulates phosphorylation in membrane preparations in vitro. Nature, 276, 409–410.
7. Celina Villa (2014), Correlation of EGFR Mutation Status with Predominant Histologic Subtype of Adenocarcinoma According to the New Lung Adenocarcinoma Classification of the International Association for the Study of Lung Cancer. Arch Pathol Lad Med, 138, 1353-1357.
8. Chao Cheng (2015), EGFR Exon 18 Mutations in East Asian Patients with Lung Adenocarcinomas: A Comprehensive Investigation of Prevalence, Clinicopathologic Characteristics and Prognosis. Sientific report, 5, 13959-13967.
9. Huiyan Deng, Junying Liu, Xiaojin Duan, Yueping Liu (2018), The relationship between EGFR mutation status and clinicpathologicfeatures in pulmonary adenocarcinoma. Pathology Research and Practice, 240(3), 450-454.
10. Yuankai Shi, MD (2014), A Prospective, Molecular Epidemiology Study of EGFR Mutations in Asian Patients with Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer of Adenocarcinoma Histology (PIONEER). J Thorac Oncol, 9, 154-162.