CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017-2020

Võ Quang Lộc Duyên1,, Huỳnh Thị Mỹ Duyên 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt glucose máu nếu không sẽ dẫn đến nhiều kết cục bất lợi trên lâm sàng. Việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu trên bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 và type 2 là vấn đề cần được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân mắc đái tháo đường được điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp. 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 390 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 điều trị nội trú tại khoa Nội Tổng hợp-Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2020. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 26.0. Kết quả: Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu là 67,4%. Có 3 yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu có ý nghĩa thống kê: HbA1c trước nhập viện ≤ 7 (OR=9,40, 95%CI=2,19-40,31, p=0,003), bệnh nhân có > 3 bệnh mắc kèm (OR=1,84, 95%CI=1,07-3,18, p=0,028) và có sử dụng corticoid (OR=3,13, 95%CI=2,04-5,38, p<0,001). Kết luận: Một số yếu tố như HbA1c trước nhập viện, số bệnh mắc kèm và sử dụng corticoid có liên quan đến kiểm soát glucose máu không tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Tùng Hiệp (2014), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường týp 2 tại Khoa nội tiết Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí y học TP.HCM, 18(3), tr.89-93.
2. Huỳnh Quang Minh Trí (2017), Đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú, Tạp chí y học TP.HCM, 22(2), tr.332-336.
3. Nguyễn Thanh Truyền (2019), Nghiên cứu tình hình kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú bằng insulin tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp 2, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. American Diabetes Association (2017), “Standards of Medical Care in Diabetes - 2017", Diabetes Care, 40(1), pp.S1-S131.
5. American Diabetes Association (2019), “Standards of Medical Care in Diabetes - 2019", Diabetes Care, 42(1), pp.S1-S193.
6. Botella M., Rubio J. A. (2011), “Glycemic control in non-critical hospitalized patients”, Endocrinología y Nutrición (English Edition), 58(10), pp.536- 540.
7. Fong A. C., Cheung N. W. (2013), “The high incidence of steroid-induced hyperglycaemia in hospital”, Diabetes research and clinical practice, 99(3), pp.277-280.
8. Iglay K., Hannachi H. (2016), “Prevalence and co-prevalence of comorbidities among patients with type 2 diabetes mellitus”, Current medical research and opinion, 32(7), pp. 1243-1252.
9. International Diabetes Federation (2019), IDF Diabetes Atlas: Ninth edition, pp. 1-168.
10. Jelinek H. F., Osman W. M. (2017), “Clinical profiles, comorbidities and complications of type 2 diabetes mellitus in patients from United Arab Emirates”, BMJ Open Diabetes Research and Care, 5(1), pp.1-9.
11. Kodner C., Anderson L. (2017), “Glucose management in hospitalized patients”, American family physician, 96(10), pp. 648-654.
12. Mchugh M. D., Shang J. (2011), “Risk factors for hospital-acquired ‘poor glycemic control’:
a case–control study”, International Journal for Quality in Health Care, 23(1), pp. 44-51.
13. Tamez-Pérez H. E., Quintanilla-Flores D. L. (2015), “Steroid hyperglycemia: prevalence, early detection and therapeutic recommendations: a narrative review”, World journal of diabetes, 6(8), pp.1073-1081.