TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS Ở TRẺ EM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021

Huỳnh Chí Bình1,, Trần Đỗ Hùng2, Trần Văn Khải3
1 Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch và nó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng ở trẻ. Mục tiêu nghiên cứu:(1) Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ nhiễm HIV/AIDS; (2) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 127 trẻ em ≤ 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS, đến khám và điều trị từ 05/2020 đến tháng 03/2021 tại phòng Khám, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng và người chăm sóc chính của trẻ. Kết quả: Trẻ em điều trị HIV/AIDS chủ yếu 10-<15 tuổi (57,5%). Tỷ lệ trẻ nhiễm HIV/AIDS ở trẻ nữ và nam lần lượt là 55,9% và 44,1%. Về dân tộc, 70,9% trẻ dân tộc Kinh, 28,3% trẻ dân tộc Khmer. Về nơi cư trú và kinh tế gia đình, 82,7% trẻ sống ở nông thôn; 80,3% trẻ có gia đình kinh tế nghèo. Người hỗ trợ chăm sóc trẻ chủ yếu cha và mẹ (73,2%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 83,5%. Trẻ nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng I, II, III và IV lần lượt là 18,1%; 26%; 39,4% và 16,5%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em là 76,4%. Kết luận: Tỷ lệ trẻ điều trị HIV/AIDS tại tỉnh Sóc Trăng là người dân tộc khá cao, kinh tế khó khăn và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em chưa cao, cần tăng cường hỗ trợ đối với gia đình trẻ em điều trị  HIV/AIDS, trong đó, hướng dẫn tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đạt Anh (2014), Tiêu chuẩn chẩn đoán một ca nhiễm HIV theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Nhà xuất bản Thế Giới, tr.441-447.
2. Bộ Y Tế (2017), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017, Bộ Y Tế.
3. Bộ Y Tế (2018), Quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế, Quyết định số 28/2018/TT-BYT.
4. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019.
5. Đào Thị Ngọc Diễn (2017), Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, Sách giáo khoa Nhi khoa (Textbook of Pediatrics), Nhà xuất bản y học, tr.136-40.
6. Huỳnh Hùng Dũng (2014), Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV bậc I ở trẻ em nhiễm
HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013-2014, Luận
án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Đoàn Thị Thùy Linh và cộng sự (2014), Tuân thủ điều trị thuốc kháng virut và tái khám đúng hẹn ở bệnh nhân HIV/AIDS trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y tế Công cộng (số 30), tr.16-21.
8. Mai Đào Ái Như và cộng sự (2008), Đánh giá tình hình tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus ở bệnh nhi nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học Hồ Chí Minh, Tập 13 (1), tr.212-218.
9. UNAIDS tiếng việt (2007), Cập nhật tình hình dịch HIV/AIDS, joint United Nations programme on HIV/AIDS, World Helth organization 2007, tr.3-13.
10. Andrew Edmonds Mail (2011), The effect of Highly Active Antiretrovial Therapy on the Survival of HIV-Infected Children in a ResourceDeprived Setting: A Cohort Study, Published: June 14, 2011, DOI: 10/1371/journal.pmed.100144
11. Laurence Ahoua (2011), Immunovirological response to combined antiretroviral therapy and drug resistance patterns in children: 1- and 2- year outcomes in rural Uganda, Clinical Research Department, Epicentre, Paris, France.
12. Thomas Gsponer (2012), Variability of Growth in Children Starting Antiretroviral Treament in Southern Africa, Institute of Social and Preventive Medicine, University of Bern, Bern, Switzerland.
13. WHO (2020), The Global health observatory: summary of the global HIV epidemic 2020, https://www.who.int/data/gho/data/themes/hiv-aids
14. Walker, A. Sarah, MSc (2006), Determinants of Survival Without Antiretroviral Therapy After Infancy in HIV-1-Infecteed Zambian Children in CHAP Trial, Medical Research Council Clinical Trials Unit 222.