ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SẸO LỒI, SẸO PHÌ ĐẠI TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ SẸO BẰNG TIÊM TRIAMCINOLONE

Phạm Thanh Thảo1,, Đào Hoàng Thiên Kim2, Nguyễn Văn Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sẹo lồi, sẹo phì đại gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, co kéo hạn chế vận động, tổn thương cảm xúc và tâm lý từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc điểm lâm sàng có thể liên quan tới kết quả điều trị sẹo bằng tiêm triamcinolone. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng sẹo lồi, sẹo phì đại trên bệnh nhân điều trị bằng tiêm triamcinolone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 80 bệnh nhân sẹo lồi, sẹo phì đại điều trị sẹo bằng tiêm triamcinolone tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2019-2021. Kết quả: Nguyên nhân gây sẹo chủ yếu do tự phát 48,83%, mụn trứng cá 23,26% và các chấn thương da 24,03%. Đa số sẹo ≥ 1 năm, vị trí nhiều nhất là vùng ngực, trước xương ức. Diện tích từ 0,4-20cm2 đa phần là sẹo nhỏ, trung vị 2cm2. Triệu chứng cơ năng đau và điểm VSS cao hơn ở nhóm sẹo ≥ 5cm2 (p < 0,001). Kết luận: Đa số sẹo nhỏ, do tự phát, ≥ 1 năm, vị trí tại ngực, trước xương ức. Triệu chứng đau và điểm VSS cho thấy có mối liên quan với diện tích bề mặt sẹo (p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thiện Dân, 2006. Nghiên cứu ứng dụng điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng phẫu thuật laser CO2. laser Nd-YAG kết hợp tiêm triamcinolone acetonide tại chỗ, Luận án Tiến sĩ Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
2. Đinh Hữu Nghị, Nguyễn Hữu Sáu, 2010. Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm triamcinolone acetonid (TAC) trong thương tổn. Y học lâm sàng, 53, tr.32-38.
3. Trace A. P., Enos C. W., Mantel A., et al. 2016. Keloids and hypertrophic scars: a spectrum of clinical challenges. Am J Clin Dermatol, 17(3), pp.201-223.
4. Habif T. P., et al, 2017, Skin Disease: Diagnosis and Treatment Fourth Edition, Elsevier, pp.432-434.
5. Bolognia J. L., Jorizzo J. L., and Schaffer J. V., 2017, Dermatology Fourth Edition, pp.17121716.
6. Garg A. M., Shah Y. M., Garg A., et al., 2018. The efficacy of intralesional triamcinolone acetonide (20mg/ml) in the treatment of keloid. International Surgery Journal, 5(3), pp.868-872.
7. Belie O., Ugburo A., and Mofikoya B., 2019. Demographic and clinical characteristics of keloids in an urban center in Sub-Sahara Africa. Nigerian journal of clinical practice, 22(8), pp.1049-1054.