NGHIÊN TÌNH HÌNH ĐỘT QUỴ NÃO, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUY THIẾU MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 – 2021

Hà Quang Bình1, Dương Phúc Lam2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ não có nguyên nhân tàn phế và tử vong cao tại các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong toàn cầu khoảng 20%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ điều trị tiêu sợi huyết, lấy huyết khối và thời gian khởi phát-nhập viện, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp bằng tổ chức quản lý điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 318 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cho mục tiêu 1,2 và can thiệp không nhóm chứng trên 11 nhân viên của đơn vị cấp cứu đột quỵ của bệnh viện và đánh giá trên 49 bệnh nhân đột quỵ não cho mục miêu 3. Kết quả: Điều trị tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết là 15%, bằng kỹ thuật lấy huyết khối 1,3% và điều trị nội khoa 85%. Thời gian khởi phát-nhập viện là 1488,56 ± 1666,37 phút. Các yếu tố liên quan đến thời gian khởi phátnhập viện gồm: Hiểu biết về dấu hiệu đột quỵ, về điều trị tiêu sợi huyết, về đơn vị cấp cứu đột quỵ, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, triệu chứng vào viện liệt dây thần kinh VII, điều trị tái thông. Kết quả tỷ lệ tái thông trước và sau can thiệp là 51,15% và 67,15%. Kết luận: Tỷ lệ điều trị tiêu sợi huyết thấp 15%, điều trị nội khoa cao 85%, tỷ lệ can thiệp lấy huyết khối còn thấp 1,3%. Thời gian khởi phát-nhập viện cao 1488,56 ± 1666,37 phút. Các yếu tố liên quan: Hiểu biết về đột qụy, tiền sử có bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, triệu chứng vào viện do liệt dây thần kinh sọ VII, có điều trị tái thông. Sau can thiệp tỷ lệ tái thông có cải thiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Trung Anh, Hoàng Bùi Hải, Mai Duy Tôn (2021), Một số yếu tố liên quan đến thời gian cửa kim ớ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp được điều trị tiêu huyết khối. Tạp chí y học Việt Nam số 1 tháng 2 năm 2021.
2. Nguyễn Đạt Anh và Mai Duy Tôn (2016), Điều trị tiêu huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế (2016), Thông tư quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế.
4. Báo Sóc Trăng (2019), Tổng kết điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Báo Sóc Trăng.
5. Nguyễn Thị Trà Giang, Phan Thị Ngọc Lời, Lê Văn Tuấn (2018), Các yếu tố ảnh hưởng thời gian nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Tạp chí Y học thực hành thành phố Hồ Chí Mimh, số 1 năm 2018.
6. Phạm Văn Lình (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.94-95.
7. Huỳnh Thị Phương Minh (2015), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, Hội thần kinh học Việt Nam.
8. Institute for Health Metrics and Evaluation (2017), GBD 2017, 2017.
9. Feigin VL et al. (2015), "Update on the global burden of ischemic and hemorrhagic stroke in 1990–2013: the GBD 2013 study", Neuroepidemiology, 2015, 45, tr.161-176.
10. Xu JQ et al. (2020), "Mortality in the United States, 2018", NCHS Data Brief, 2020, 355.