NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI CON CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021

Triệu Quốc Hải1,, Lê Thành Tài2, Nguyễn Trung Nghĩa2, Trần Hoàng Thúy Phương3, Phạm Thị Dương Nhi2
1 Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm khuẩn hô hấp cấp rất cao và là một trong ba nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, áp dụng chọn mẫu cụm chọn được 602 trẻ dưới 5 tuổi. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Dùng phép kiểm định chi bình phương, Fisher’s Exact test với mức độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu: Có 347 trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 57,6%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng Nnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ bao gồm: học vấn của mẹ, kinh tế gia đình, gia đình có người thân hút thuốc lá và nhóm tuổi trẻ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ còn khá cao. Cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ như có người thân hút thuốc lá và nhóm tuổi trẻ.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nhi (2013), Nhiễm khuẩn Hô hấp cấp tính ở trẻ em, Bài giảng Nhi khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.380-386.
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thực hiện chương trình phòng, chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr.5-15, tr.25-41, tr.83-120.
3. Dương Hồng Danh và Phạm Văn Lình (2019), Khảo sát kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan đến kiến thức tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 21.
4. Nguyễn Hồng Gấm (2017), Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Khám Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần
Thơ năm 2017, Tiểu luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tây Đô.
5. Tăng Thị Hảo và Tăng Thị Hải (2020), “Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020”, Tạp chí Y học cộng đồng, tập 62, số 1, tr.93-98.
6. Hồ Bảo Kim (2017), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em của các bà mẹ tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Trịnh Thị Ngọc (2020), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa, Số 1, tr.65-72.
8. Hoàng Văn Thìn và Đàm Thị Tuyết (2013), Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 111 (11), tr.3-9.
9. Trần Anh Tuấn (2018), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.