ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Huỳnh Văn Huấn1,, Trần Văn Dương2, Nguyễn Thành Tấn3
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy vùng mấu chuyển thường gặp ở người lớn tuổi có liên quan đến loãng xương. Ngày nay, điều trị bằng phương pháp kết hợp xương nẹp khóa dưới màn tăng sáng đã chứng tỏ được các ưu điểm vượt trội. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, kỹ thuật này đã được đưa vào áp dụng nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít khóa dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi nhóm A1 và A2 (phân loại AO) được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 01 năm 2021. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm chung về bệnh nhân, lâm sàng, hình ảnh X-quang. Kết quả điều trị gồm kết quả nắn chỉnh xương, kết quả liền xương và kết quả phục hồi chức năng. Kết quả: Độ tuổi trung bình 66,77 ± 12,39. Gãy loại A2 theo AO chiếm đa số. Nắn chỉnh góc cổ thân sau mổ đạt chiếm 76,67%. Thời gian liền xương trung bình là 12,73 ± 2,23 tuần. Thang điểm Harris ghi nhận: 53,33% đạt rất tốt và tốt, 40% trung bình và 6,67% kém. Kết luận: Phương pháp kết hợp xương gãy liên mấu chuyển bằng nẹp vít khóa dưới màn tăng sáng cho kết quả điều trị sau mổ rất khả quan, có tỷ lệ lành xương và phục hồi chức năng cao, giúp bệnh nhân có thể trở lại vận động và sinh hoạt sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Đức Dũng và cộng sự (2014), Nhận xét kết quả bước đầu điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi bằng đinh gamma tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 118(04), tr.145-151.
2. Nguyễn Phương Nam (2019), Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp DHS tại Bệnh viện Bà Rịa, Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ Bà Rịa Vũng Tàu,114(3), tr.6-9.
3. Nguyễn Văn Tiến Lưu (2014), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín liên mấu chuyên xương đùi bằng nẹp vít khóa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Agrawal P., et al. (2017), Dynamic hip screw versus proximal femur locking compression plate in intertrochanteric femur fractures (AO 31A1 and 31A2): A prospective randomized study, J Nat Sci Biol Med, 8(1), pp.87-93.
5. Cristina Carvajal-Pedrosa, Rafael C. Gómez-Sánchez, and Pedro Hernández-Cortés (2016), Comparison of Outcomes of Intertrochanteric Fracture Fixation Using Percutaneous Compression Plate Between Stable and Unstable Fractures in the Elderly, J Orthop Trauma, 30(6), pp.e201-e206.
6. Klestil, T., et al. (2018), Impact of timing of surgery in elderly hip fracture patients: a systematic review and meta-analysis, Sci Rep, 8(1), p.13933.
7. Leif Mattisson (2018), Epidemiology, treatment and mortality of trochanteric and subtrochanteric hip fractures: data from the Swedish fracture register, BMC Musculoskeletal Disorders, 19(369).
8. Michael, D., et al. (2016), Expandable proximal femoral nail versus gamma proximal femoral nail for the treatment of AO/OTA 31A1-3 fractures, Injury, 47(2), pp.419-23.
9. Zang, W., Liu, P. F., and Han, X. F. (2018), A comparative study of proximal femoral locking compress plate, proximal femoral nail antirotation and dynamic hip screw in intertrochanteric fractures, Eur Rev Med Pharmacol Sci, 22(1 Suppl), pp.119-123.
10. Zhang, H., et al. (2017), INTERTAN nail versus proximal femoral nail antirotation-Asia for intertrochanteric femur fractures in elderly patients with primary osteoporosis, J Int Med Res, 45(4), pp.1297-1309.