KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC MẢNH GHÉP GÂN CƠ BÁN GÂN, GÂN CƠ THON CHẬP ĐÔI Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Hữu Đạt1,, Trần Quang Sơn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Mảnh ghép gân cơ thon và gân cơ bán gân chập đôi hiện là lựa chọn hiệu quả trong phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối. Việc dự đoán được kích thước mảnh ghép bằng các chỉ số nhân trắc sẽ giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp thích hợp trước mổ. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát một số đặc điểm nhân trắc học, kích thước mảnh ghép gân cơ bán gân và gân cơ thon chập đôi; (2) Đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố nhân trắc và kích thước mảnh ghép. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang một số chỉ số nhân trắc và kích thước mảnh ghép trên 37 bệnh nhân phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước hoặc chéo sau sử dụng gân cơ bán gân, gân cơ thon chập đôi làm mảnh ghép từ 8/2020 đến 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 33,78 ± 10,55 tuổi; cân nặng (CN) là 64,30 ± 11,80 kg; chiều cao (CC) là 165,43 ± 8,11 cm. Có mối tương quan giữa CN và ĐKMG (p < 0,001), giữa CC và CDMG (p < 0,001), kích thước mảnh ghép gân cơ bán gân, gân cơ thon chập đôi được tính bằng phương trình ĐKMG(mm) = 4,764 + 0,039 x CN (p < 0,001), CDMG(cm) = 0,098 x CC – 5,461 (p < 0,001). Kết luận: Các đặc điểm nhân trắc của bệnh nhân có mối tương quan với kích thước mảnh ghép gân cơ bán gân, gân cơ thon chập đôi, giúp phẫu thuật viên dự đoán tương đối kích thước mảnh ghép trước mổ, quan trọng là công thức về ĐKMG(mm) = 4,764 + 0,039 x CN (kg (p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Hoàng Anh (2009), "Nghiên cứu điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi sử dụng gân cơ bán gân và gân cơ thon.", Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
2. Trương Trí Hữu (2009), "Tái tạo đứt dây chằng chéo trước kèm rách sụn chêm do chấn thương thể thao qua nội soi", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Mạnh Sơn (2015), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Phạm Phước Thọ và cộng sự (2019), "Mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải đáp ứng yêu cầu về kích thước trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 23(2), tr.165-170.
5. Hoàng Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2016), "Nghiên cứu kích thước gân mác dài và gân chân ngỗng làm mảnh ghép", Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú chấn thương chỉnh hình, Đại học Y Dược TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. S. Muhammad và cộng sự (2019), "Anthropometric parameters measurement to predict 4strand hamstring autograft size in single bundle anterior cruciate ligament reconstruction of South Sulawesi population", International Journal of Surgery Open. 21, pp.58-63.
7. P.N. Ramkumar và cộng sự (2018 ), "Hamstring autograft in ACL reconstruction: a 13-year predictive analysis of anthropometric factors and surgeon trends relating to graft size", Orthop J Sports Med 2018. 6(6), pp.1-6.
8. Sean Wei Loong Ho, Teong Jin Lester Tan và Keng Thiam Lee (2016), "Role of anthropometric data in the prediction of 4-stranded hamstring graft size in anterior cruciate ligament reconstruction", Acta Orthop. 82, pp.72-77.