NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀNG TRONG BẰNG BƠM SURFACTANT QUA KỸ THUẬT LISA Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Trung Hậu, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Lê Thị Thúy Loan, Trần Đức Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh màng trong phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng, xảy ra do thiếu hụt surfactant vì phổi chưa trưởng thành. Bơm surfactant ít xâm lấn (LISA) điều trị bệnh màng trong đã được chứng minh về hiệu quả, an toàn, tính khả thi và được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng.2) Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISA. 3) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISA Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 169 trẻ sơ sinh non tháng bệnh màng trong tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2019 đến 12/2020. Kết quả: Giới tính nam chiếm 59,2%, tuổi thai trung bình 31,3 ± 2,7 tuần, cân nặng trung bình 1576 ± 463g. Có 29,6% trẻ suy hô hấp mức độ nặng, có 15,4% trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm, bệnh màng trong độ II, III chiếm 78,7%. Bơm surfactant giúp giảm nhu cầu FiO2 rõ rệt sau 6 giờ (53,1% xuống 32,8%), tăng SpO2 (88,6% lên 94,1%). Sau bơm 6 giờ, bệnh màng trong độ III giảm từ 86,7% xuống 31,1%, không còn bệnh màng trong độ IV. Trẻ sống chiếm 62,2%, tử vong 37,8%. Yếu tố liên quan đến thất bại điều trị: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, suy hô hấp nặng (OR=5,63, p=0,029), nhiễm trùng sơ sinh sớm (OR=5,33, p=0,034). Kết luận: Điều trị bệnh màng trong bằng surfactant cho trẻ sơ sinh non tháng đạt hiệu quả đáng kể và cần tiếp tục thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng (2014), "Hội chứng suy hô hấp sơ sinh", Điều trị và chăm sóc sơ sinh, Nhà xuất bản Y học, tr.77-78.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (2016), "Bệnh lý phổi gây suy hô hấp sơ sinh", Sách giáo khoa nhi khoa, Nhà xuất bản y học, tr.232-247.
3. Nguyễn Thị Mai Hương (2019), "Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp bơm surfactant ít xâm lấn trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non", Tạp chí Nhi Khoa, 12 (4), tr.27-32.
4. Hoàng Thị Thanh Mai (2006), "Bước đầu đánh giá hiệu quả của surfactant điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2006), "Tìm hiểu một số nét dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm", Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu công trình nhi khoa (552), tr.97-100.
6. Trần Thị Thủy, Ngô Thị Xuân (2017), "Kết quả phương pháp INSURE trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 33 (2), tr.106-114.
7. Phạm Hoàng Văn (2019), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang 2019-
2020", Luận văn CKII, Đại học Y dược Cần Thơ.
8. Ngô Minh Xuân, Lê Thị Cẩm Giang, Nguyễn Thì Từ Anh (2019), "Hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23 (3), tr.283-291.
9. Christine S. M. Lau, Ronald S. Chamberlain, Shyan Sun (2017), "Less Invasive Surfactant Administration Reduces the Need for Mechanical Ventilation in Preterm Infants: A MetaAnalysis", Global pediatric health, 4 2333794X17696683-12333794X17696683.
10. Dargaville P. A., Aiyappan A., De Paoli A. G., et al. (2013), "Minimally-invasive surfactant therapy in preterm infants on continuous positive airway pressure", Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 98 (2), pp.122-126.
11. Kanmaz H. G., Erdeve O., Canpolat F. E., et al. (2013), "Surfactant administration via thin catheter during spontaneous breathing: randomized controlled trial", Pediatrics, 131 (2), e502-509.
12. Sweet D. G., Carnielli V., Greisen G., et al. (2017), "European Consensus Guidelines on the Management of Respiratory Distress Syndrome - 2016 Update", Neonatology, 111 (2), 107-125.
13. Sweet D. G., Carnielli V., Greisen G., et al. (2019), "European Consensus Guidelines on the Management of Respiratory Distress Syndrome – 2019 Update", Neonatology, 115 (4), 432-450.