NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG NĂM 2022

Sôn Ny Ka1, Ngô Thị Bích Ngọc1,
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu đang đặt ra một trong những mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất trong thế kỷ XXI. Theo WHO, 23% tổng số ca tử vong trên toàn cầu là do các yếu tố môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả kiến thức và thực hành về phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của sinh viên Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng năm 2022; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của đối tượng nghiên cứu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, khảo sát thông tin trên 421 sinh viên bằng bộ câu hỏi tự điền do nhóm tự xây dựng. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức và thực hành tốt về phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe chiếm tỷ lệ lần lượt là 89,5% và 78,7%. Các yếu tố có liên quan đến kiến thức gồm: ngành học, mức quan độ quan tâm về phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe; các yếu tố có liên quan đến thực hành là trình độ học vấn của bố. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe khá cao nhưng tỷ lệ sinh viên có thực hành tốt vẫn còn chưa cao. Nhà trường và địa phương cần tạo điều kiện và các hoạt động về môi trường, khí hậu để sinh viên có cơ hội được tham gia nhiều hơn.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Hiển và cộng sự (2019), "Nhận thức về biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe của sinh viên Đại học Huế năm 2019", Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 29, Số 11, 21-28.
2. Hoàng Anh Lê và cộng sự (2018), "Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời bởi bụi (PM10, PM2.5, PM1) khi sử dụng các loại nhiên liệu đun nấu khác nhau", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái Đất và Môi trường, Tập 34, Số 4 (2018): 28 - 34.
3. Phạm Thị Vân Phương, Đoàn Duy Tân (2021), “Kiến thức về biến đổi khí hậu, các bệnh thường gặp theo mùa và khả năng đáp ứng với tác động của biến đổi khí hậu của người dân tại một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”, Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(4 Phụ bản), 45–52.
4. Nguyễn Ngọc Trực và cộng sự (2017), "Hiện trạng và khả năng dễ bị tổn thương do nhiễm mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái Đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017): 90-107.
5. David Eckstein et. al (2017), "Global climate risk index 2018", Germanwatch, Bonn.
6. Mike Gill et. al (2009), "Health professionals must act to tackle climate change", The Lancet, 374(9706), 1953-1955.
7. Anthony J McMichael et. al (2003), “Climate change and human health: risks and responses”, World Health Organization.
8. Cameron T Whitley et. al (2018), "Sustainability behaviors among college students: An application of the VBN theory", Environmental education research, 24(2), 245-262.
9. World Health Organization (2014), “Quantitative risk assessment of the effects of climate change on selected causes of death, 2030s and 2050s”.