NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỒI RỐN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Lưu Gia Nguyễn1, Trương Như Ý1, Trầm Gia Khang1, Hồ Phước Long1, Nguyễn Ngọc Diễm Trinh1, Trần Việt Hoàng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chồi rốn hay được biết đến là u hạt rốn là một bất thường lành tính ở rốn phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trên thế giới và nước ta, đặc điểm lâm sàng chồi rốn cũng như hiệu quả điều trị của các phương pháp mang lại cũng chưa thật sự rõ gàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chồi rốn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhi chồi rốn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: Chồi rốn chủ yếu gặp trẻ 2-12 tháng tuổi. Đặc điểm lâm sàng gồm tỷ lệ nam và nữ là 2/1. Thời gian rụng rốn sau sinh trung bình là 10,7 ± 1,8 ngày. Trong đó trẻ sinh đủ tháng chiếm (90,9%). Lý do đến khám thường rỉ dịch rốn chiếm (45,5%) và chảy dịch vàng trong (51,5%). Hình dạng chồi rốn chủ yếu là dạng không cuống (66,7%) với kích thước trung bình là 5,06 ± 0,76mm. Trong 33 bệnh nhi chẩn đoán là chồi rốn không ghi nhận trường hợp nào có tồn tại ống niệu rốn. Kết quả điều trị bằng đốt điện có 100% các trường hợp có kết quả đáp ứng tốt và không tái phát. Trong đó ghi nhận biến chứng bỏng quanh rốn chiếm (18,2%) và đều bỏng độ I. chồi rốn hình dạng không cuống có kết quả điều trị đáp ứng tốt hơn (p=0,002). Kết luận: Chồi rốn chủ yếu gặp ở trẻ nhũ nhi và gây chảy dịch rốn ở tất cả các trẻ. Sự tồn tại ống niệu rốn ở trẻ chồi rốn là rất hiếm gặp. Đốt điện là phương pháp điều trị có hiệu quả cao sau 1-2 lần đốt và ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karaguzel G., Aldemir H. Umbilical granuloma: modern understanding of etiopathogenesis, diagnosis, and management. J Pediatr Neonatal Care. 20164. (3), 1-5. DOI:10.15406/jpnc.2016.04.00136
2. Fiaz M., Bhatti A. B., Ahmed N., Ahmed R. R. A comparative study of the therapeutic effects of copper sulfate versus common salt (sodium chloride) in the treatment of infantile umbilical granuloma, Jmscr. 2017. 5, 31127-31132. DOI:10.18535/jmscr/v5i11.226
3. Haftu H., Bitew H., Gebrekidan A., Gebrearegay H. The outcome of salt treatment for umbilical granuloma: a systematic review. Patient preference and adherence. 2020. 14, 2085-2092. DOI: 10.2147/PPA.S283011
4. Karaguzel G., Aldemir H. Umbilical Granuloma: Modern Understanding of Etiopathogenesis, Diagnosis, and Management. Pediatric & Neonatal Care. 2016. 4(3), 136. DOI: 10.15406/jpnc.2016.04.00136
5. Fahmy M. Umbilical Granuloma. Umbilicus and Umbilical Cord, Springer Publishing. 2018. 133-143. DOI: https://doi.org/10.1007/978-3-319-62383-2_27
6. Tülin Ö., Muhammet A. Umbilical granuloma frequency of newborns in Third-line Hospital in Turkey. Afr Health Sci. 2022. 22(2), 560-564. DOI: 10.4314/ahs.v22i2.64
7. Phan Lê Minh Tiến. Đánh giá kết quả điều trị u hạt rốn ở trẻ em. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh. 2019. 23(1), 216-221.
8. Mohamed F. Umbilical Hernia. Umbilicus and Umbilical Cord, Springer Publishing, Cairo, 2018. 145-161. DOI: https://doi.org/10.1007/978-3-319-62383-2