NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO NẤM

Nguyễn Trung Nghĩa1,, Hồ Anh Chi1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm của ống tai ngoài, có hoặc không có nhiễm trùng và có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, trong đó viêm ống tai ngoài do nấm là một bệnh tương đối phổ biến, đặc biệt là nước có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài do nấm và đánh giá kiết quả điều trị viêm ống tai ngoài do nấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: quan sát, mô tả, theo dõi dọc có can thiệp lâm sàng. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Tai mũi họng Bệnh viện C Đà Nẵng. Bệnh nhân: 42 bệnh nhân mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm từ 9/2017 đến 9/2019. Kết quả: Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trên 60 tuổi với tỷ lệ 61,9%, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới. 2 triệu chứng chính của bệnh là ngứa tai và ù tai. Từ kết quả soi tươi bệnh phẩm ống tai, chiếm tỷ lệ cao nhất là nấm sợi với 73%. Từ kết quả nuôi cấy nấm, gặp nhiều nhất là nấm Aspergillus chiếm 88,2%. Chỉ 15 trường hợp (29,5%) nuôi cấy mọc vi khuẩn, thường gặp là tụ cầu vàng 11,8%, tụ cầu vàng kháng Methicillin 11,8%. Đáp ứng điều trị chiếm tỷ lệ 90,2%, thất bại là 9,8%. Thời gian trung bình dùng thuốc kháng nấm là 11,4 ± 2,4 ngày. Kết luận: phương pháp điều trị kháng nấm tại chỗ để điều trị viêm ống tai ngoài do nấm là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả, đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tống Thị Mai Hương (2015), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và chủng loại nấm tai thường gặp tại bệnh viện đa khoa Đức Giang”, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 60-66, tr. 44-49.
2. Nguyễn Hữu Khôi (2007), “Bệnh tai ngoài thường gặp”, Bài giảng lâm sàng tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Cảnh Lộc (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Trần Xuân Mai (1994), “Vi nấm học”, Ký sinh trùng y học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Võ Văn Minh (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm tai do nấm tại khoa tai mũi họng bệnh viện 103”, Tạp chí Y dược học quân sự, 8, tr.131-133.
6. Nguyễn Sanh (2001), “Khảo sát tình hình nhiễm vi nấm tai trên bệnh nhân đã phẫu thuật tai, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nhan Trừng Sơn (2004), “Nấm tai”, Tai Mũi Họng nhập môn, Nhà xuất bản Y học.
8. Võ Tấn (1974), “Bệnh tai ngoài”, Tai Mũi Họng thực hành, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.
9. Lê Thị Tuyết, Trần Quốc Kham (2007), “Tình hình nhiễm nấm ở những bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài đến xét nghiệm tại phòng ký sinh trùng bệnh viện Đại học Y Thái Bình”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 1, tr. 88-92.
10. Lê Chí Thông (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm tai tại Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược Huế.
11. Ismail M.T., Al-Kafri A., Ismail M. (2017), “Otomycosis in Damascus, Syria: Etiology and clinical features”, Curr Med Mycol, 3(3), pp. 27-30.
12. Kaur R et al. (2000), “Otomycosis: a clinicomycologic study”, Ear Nose Throat Journal, 79(8), pp. 606-609.