ỨNG DỤNG CÁC VẠT DA CƠ CÓ CUỐNG TRONG TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN UNG THƯ BIỂU MÔ KHOANG MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô khoang miệng là một trong những ung thư thường gặp nhất của hệ đầu mặt cổ. Do những đặc thù về mặt giải phẫu, điều trị triệt căn có thể để lại những tổn khuyết. Việc ứng dụng phẫu thuật tái tạo là vô cùng cần thiết, giúp mở rộng chỉ định phẫu thuật, phục hồi các tổn khuyết, đem lại cơ hội sống và sống tốt hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ứng dụng các vạt da cơ có cuống trong tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô khoang miệng tại bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có can thiệp lâm sàng trên 34 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy khoang miệng được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Đã sử dụng 34 vạt da cơ có cuống trong tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô khoang miệng. Trong đó Vạt cân thái dương sử dụng cho 3 trường hợp (8,8%). Vạt cân cơ thái dương sử dụng cho 6 trường hợp (17,6%). Vạt da cân cơ dưới hàm sử dụng cho 15 trường hợp (44,1%). Vạt da cân cơ ngực lớn sử dụng cho 10 trường hợp (29,5%). Kết quả nghiên cứu với 88,2% vạt sống tốt, không có biến chứng nặng sau mổ, phục hồi chức năng tốt và tỷ lệ tái phát thấp sau mổ. Kết luận: Sử dụng các vạt da cơ có cuống linh hoạt là lựa chọn phù hợp cho các tổn khuyết trung bình và lớn sau phẫu thuật cùng với tái tạo cơ quan quan trọng nhằm bảo tồn chức năng sống và hình thái của vùng khoang miệng cho bệnh nhân ung thư.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư khoang miệng, vạt cân cơ thái dương, vạt dưới hàm, vạt cơ ngực lớn
Tài liệu tham khảo
2. Brown JS, Rogers SN, McNally DN, Boyle M. (2000), “A modified classification for the maxillectomy defect”, Head Neck, 22, pp. 17-26.
3. Chen W.L., Li J.S., Yang Z.H., Huang Z.Q., Wang J.U., Zhang B. (2008), “Two submental island flaps for reconstructing oral and maxillofacial defects following cancer ablation”, J Oral Maxillofac Surg, 66(6), pp. 1145-56.
4. Head and neck cancer. NCCN clinical practice guidelines in oncology. version 1.2022.
5. Jaquet Y., Higgins K.M., Enepekides D.J. (2011), “The temporoparietal fascia flap: a versatile tool in head and neck reconstruction”, Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 19(4), pp. 23541.
6. Liu M., Liu W., Yang X., Guo H., Peng H. (2017), “Pectoralis Major Myocutaneous Flap for Head and Neck Defects in the Era of Free Flaps: Harvesting Technique and Indications”, Sci Rep, 7, 46256.
7. Milenović A., Virag M., Uglesić V., Aljinović-Ratković N. (2006), “The pectoralis major flap in head and neck reconstruction: first 500 patients”, J Craniomaxillofac Surg, 34(6), 340-3.
8. Tan O., Atik B., Parmaksizoglu D. (2007), “Soft-tissue augmentation of the middle and lower face using the deepithelialized submental flap”, Plast Reconstr Surg, 119, 873-9.
9. Vermorken J.B., Specenier P. (2010), “Optimal treatment for recurrent/metastatic head and neck cancer”, Ann Oncol, 21(7), 252-61.
10. Wang W.H., Zou Z.R., Xu B., Wang W.Q., Shen S.Y. (2017, Maxillary Reconstruction Using Submental Artery Island Flap and Sagittal Mandibular Ramus/Coronoid Process Graft Pedicled with Temporalis Muscle”, J Oral Maxillofac Surg, S0278-2391(17), 30735-8.