PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2019 – 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh vảy nến là bệnh lý da liễu mạn tính, thường dai dẳng và tái phát nhiều lần, do đó chi phí điều trị cũng thay đổi nhiều theo thời gian. Nghiên cứu này tập trung phân tích chi phí điều trị bệnh vảy nến nhằm định hướng cho công tác dược lâm sàng, sử dụng thuốc hợp lý với mục đích tối ưu hóa chi phí điều trị cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chi phí điều trị bệnh vảy nến và các yếu tố liên quan chi phí điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu trên 97.321 bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ ngày 1/1/2019 đến 31/12/2021. Dữ liệu thu thập là các thông tin bệnh nhân, chi phí khám, chữa bệnh và được xử lí qua SPSS 26.0. Kết quả: Chi phí điều trị trung bình trên một lượt điều trị dao động từ 2.769.191-3.370.973 đồng/lượt điều trị. Cơ cấu chi phí trực tiếp chi cho y tế trung bình trên đợt điều trị trong đó khám bệnh có chi phí cao nhất, trung bình 2.170.747 - 2.518.766 đồng/lượt điều trị. Còn chi phí dành cho thuốc và cận lâm sàng cũng nằm ở mức khá cao. Trong các thuốc điều trị vảy nến, chi phí cho thuốc secukinumab cao nhất (15.640.000 đồng) và thấp nhất là thuốc acid salicylic, methotrexat (đều dưới 75.000 đồng). Chi phí cho các đợt điều trị ngoại trú cao hơn rất nhiều (gấp khoảng 9 lần) so với chi phí điều trị nội trú. Kết luận: Chi phí khám giảm qua các năm, còn chi phí thuốc, chi phí phẫu thuật, thủ thuật lại tăng qua các năm. Chi phí điều trị bệnh vẩy nến tăng dần từ năm 2019 – 2021 cũng do ảnh hưởng lớn từ các yếu tố liên quan như bảo hiểm y tế, nơi ở, số ngày điều trị, số bệnh mắc kèm theo (p<0,05). Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chi phí y tế trực tiếp, da liễu, khám – điều trị, khoa dược, vảy nến
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn Da liễu- Học viện Quân y (2001), “Vảy nến”, Giáo trình bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 335- 344.
3. Bộ Y tế (2015), Bệnh vảy nến, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr.161-166.
4. Hội Da liễu Việt Nam (2016), “Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến”, Nhà xuất bản Y học, pp.
5. Lê Trí Bách (2017), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa”, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp I, Hà Nội, tr. 28-30.
6. Trần Thị Thoan (2018), “Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến tại phòng khám chuyên đề, Bệnh viện Da liễu Trung ương”, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp II, tr. 62-65.
7. Augustin Matthias, Schäfer Ines, et al. (2011), “Systemic treatment with corticosteroids in psoriasis–health care provision far beyond the S3‐guidelines”, JDDG: Journal der Deutschen Dermatologischen Gesellschaft, 9(10), pp. 833- 838.
8. Boffa MJ (2005), “Methotrexate for psoriasis: current European practice. A postal survey”, Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 19(2), pp. 196-202.
9. Bylappa Bhuvana Kolar, Patil Rajesh T, et al. (2015), “Drug prescribing pattern of topical corticosteroids in dermatology unit of a tertiary-care hospital”, Int J Med Sci Public Health, 4(12), pp. 1702.
10. Pearce DJ, Spencer L, et al. (2004), “Class I topical corticosteroid use by psoriasis patients in an academic practice”, Journal of Dermatological Treatment, 15(4), pp. 235-238.
11. Rebeca M, Wayne P (2017), “Psoriasis”, Pharmacotherapy: A Pathophysilogic Approach, Mc Graw-Hill, 9th edition, chapter 97.