NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ THAI NGHÉN NGUY CƠ CAO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây những tác hại đáng kể cho cả mẹ và con, đặc biệt ở những phụ nữ thai nghén nguy cơ cao: làm tăng nguy cơ sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, tính cách của trẻ trong tương lai; hoặc tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, mắc bệnh tâm thần đối với mẹ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo Edinburgh (EPDS) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 312 phụ nữ thai nghén nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao là 36,5% và một số yếu tố liên quan: sống một mình; tiền sử có mắc Covid – 19, bệnh lý về máu; có hút thuốc lá, thai kỳ lần này không mong đợi, có rối loạn giấc ngủ và có lo lắng buồn phiền khác kèm theo (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thai nghén nguy cơ cao có xu hướng tăng, bên cạnh các yếu tố liên quan đến tiền sử bệnh tật thì một số yếu tố tâm lý, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng để làm tăng tỷ lệ trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thai nghén nguy cơ cao, trầm cảm, thang đo trầm cảm sau sinh (EPDS)
Tài liệu tham khảo
2. Trần Thị Trúc Phương, Tô Mai Xuân Hồng (2021), “Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 504.
3. Fenglian X., Lynette R., Colin B., et al., (2018), “Anaemia and depression before and after birth: a cohort study based on linked population data”, BMC Psychiatry, pp. 18-224.
4. Gaillard A., Le Strat Y., Mandelbrot L., et al., (2014), “Predictors of postpartum depression: Prospective study of 264 women followed during pregnancy and postpartum”, Psychiatry Res, 215(2), pp. 341-346.
5. Hewitt CE, Gilbody SM, Mann R, et al., (2010), “Instruments to identify post-natal depression: Which methods have been the most extensively validated, in what setting and in which language?", International Journal of Psychiatry in Clinical Practice, 14, pp. 72-76.
6. Hu Y., Wang Y., Wen S., et al., (2019), “Association between social and family support and antenatal depression: a hospital-based study in Chengdu, China”, BMC Pregnancy and Childbirth, pp. 19-420.
7. Lépine J.-P., Briley M. (2011), “The increasing burden of depression”, Neuropsychiatr Dis Treat, 7 (Suppl 1), pp. 3-7.
8. Mai Thi Hue, Nguyen Hang Nguyet Van, Phung Phuong Nha, et al., (2020). Factors associated with antenatal depression among pregnant women in Vietnam: A multisite cross-sectional survey. Health Psychol Open.
9. Van Ngo T., Gammeltoft T., Nguyen H.T.T., et al., (2018), “Antenatal depressive symptoms and adverse birth outcomes in Hanoi, Vietnam”, PLoS ONE, 13, pp. E0206650.
10. Payne J., Bajaj M., Salimgaraev R., et al., (2022), “Rates of self-reported postpartum depressive symptoms in the United States before and after the start of the COVID-19 pandemic”, Journal of Psychiatric Research
11. Pooler J., Perry D.F., Ghandour R.M, (2013), “Prevalence and Risk Factors for Postpartum Depressive Symptoms Among Women Enrolled in WIC”, Matern Child Health J, 17(10), pp. 1969-1980.
12. Sheeba B., Nath A., Metgud C., et al., (2019), “Prenatal Depression and Its Associated Risk Factors Among Pregnant Women in Bangalore: A Hospital Based Prevalence Study”, Journal Frontiers in Public Health.
13. Sidhu G.S., Sidhu T.K., Kaur P., et al., (2019), “Evaluation of peripartum depression in females”, International Journal of Applied & Basic Medical Research, 9, pp. 201-205.
14. Nhi T.T., Hanh N.T.T., Gammeltoft T.M, (2018), “Emotional violence and maternal mental health: A qualitative study among women in northern Vietnam”, BMC Women’s Health, pp. 18-58
15. Zegeye A., Alebel A., Gebrie A., et al., (2018), “Prevalence and determinants of antenatal depression among pregnant women in Ethiopia: a systematic review and meta-analysis”, BMC Pregnancy and Childbirth, pp. 18-462.