KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRƯỚC THẤP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa mô thức, trong đó phẫu thuật có vai trò chủ yếu. Phẫu thuật nội soi cắt trước thấp kèm cắt toàn bộ mạc treo trực tràng là phương pháp phẫu thuật được chấp nhận rộng rãi hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt trước thấp cũng như kết quả lâu dài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh và theo dõi tất cả các bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trước thấp tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ 08/2016 đến tháng 9/2022. Kết quả: Có 106 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ biến chứng chung là 13,2%, 02 bệnh nhân tử vong sau mổ chiếm 1,8%, nhiễm trùng vết mổ là 6,6%, dò miệng nối sớm là 0,9%, dò miệng nối muộn sau 03 tháng là 0,9%, thủng tá tràng do loét sau mổ là 0,9%. Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm và sống thêm toàn bộ 5 năm khá cao lần lượt là 92,2% và 91,1%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt trước thấp điều trị ung thư trực tràng là phẫu thuật an toàn, thời gian sống thêm không bệnh 5 năm và thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi cắt trước thấp, kết quả lâu dài
Tài liệu tham khảo
2. Trần Minh Đức, Nguyễn Cao Cương (2014), “Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điều trị ung thư trực tràng”. Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 18, Số 1, tr .62-66.
3. Phạm Như Hiệp, Phan Hải Thanh, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ (2009), “Kinh nghiệm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, Phụ bản của số 5- 2009, Hội thảo phòng chống ung thư- TP. Cần Thơ 2009, tr.139-145.
4. Mai Đức Hùng (2012). Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điều trị ung thư trực tràng, Luận văn tiến sỹ Y học, Học viện quân y.
5. Phạm Minh Tuấn, Chiêm Hoàng Phong, Nguyễn Thành Nhân và cs (2017), “Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Y học TP Hồ Chí Minh, PB Tập 21, Số 3, tr.74-78.
6. Fleshman J, Branda M, Sargent DJ, et al. Effect of laparoscopic-assisted resection vs open resection of stage II or III rectal cancer on pathologic outcomes: the ACOSOG Z6051 randomized clinical trial. JAMA. 2015; 314, pp. 1346-55.
7. Ng, S.S.M., Lee, J.F.Y., Yiu, R.Y.C. et al. Laparoscopic-assisted versus open total mesorectal excision with anal sphincter preservation for mid and low rectal cancer: a prospective, randomized trial. Surg Endosc 28, pp. 297-306 (2014).
8. Van der Pas MH, Haglind E, Cuesta MA, et al. Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer (COLOR II): short-term outcomes of a randomised, phase 3 trial. Lancet Oncol. 2013;14, pp. 210-8.
9. Wong D. (2002). Complicated Colorectal Cancer: Locally recurrent rectal cancer, International colorectal disease symposium 2002, Hong Kong, pp. 81-84.
10. Yan L., Yin Y.H., Liang Y.G.et al (1998). Study on the cause of local recurrence of rectal cancer after curative resection: analysis of 213 cases, WJG, China, 4(6), pp. 527-9.