KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO Ở NGƯỜI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Nguyễn Thanh Bình1, Nguyễn Thị Hồng Tuyến2,, Lê Minh Hữu2, Nguyễn Tấn Đạt2, Huỳnh Quốc Sĩ3
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh giun đũa chó, mèo ở người là một bệnh truyền từ động vật sang người do ký sinh trùng thuộc chi Toxocara gây ra. Tại Việt Nam tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó, mèo ở người dao động từ 13,1-74,9%. Tỉnh Trà Vinh, chưa có báo cáo về kiến thức, thái độ và hành vi phòng bệnh giun đũa chó mèo trên người. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ kiến thức, thái độ và hành vi phòng bệnh giun đũa chó, mèo trên người và một số yếu tố liên quan tại Khoa Ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 334 đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn. Kết quả: Tỷ lệ người kiến thức phòng bệnh giun đũa chó, mèo đúng là 41,3%, người có thái độ tích cực là 81,7% và có hành vi phòng bệnh đúng khá thấp chiếm 22,5%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy những người ở nông thôn, thời gian học trên 12 năm và từng xét nghiệm Toxocara spp có liên quan đến kiến thức phòng bệnh đúng. Các yếu tố liên quan đến thái độ tích cực là nữ giới, tuổi dưới 30, người không nuôi chó mèo và có kiến thức chung đúng. Bên cạnh đó, yếu tố liên quan đến hành vi đúng bao gồm giới nữ, học vấn trên 12 năm, có kiến thức đúng và thái độ tích cực. Kết luận: Tỷ lệ kiến thức và hành vi phòng bệnh tương đối thấp. Một số yếu tố liên quan đến hành vi phòng bệnh là giới tính, học vấn và kiến thức phòng bệnh. Vì vậy, tăng cường truyền thông để nâng cao kiến thức cho người dân là hết sức cần thiết. Giám sát dịch tễ bệnh giun đũa chó ở người nên được thực hiện ở cấp cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thân Trọng Quang & cộng sự. Tỉ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đại học Tây Nguyên, năm 2021. Y học Việt Nam. 2022. 518(1), 271-276.
2. Holland, C. & Smith, H. V., Toxocara: the enigmatic parasite. 2006.
3. Despommier D. Toxocariasis: clinical aspects, epidemiology, medical ecology, and molecular aspects. Clin Microbiol Rev. 2003. 16(2), 265-272.
4. Lưu Ngọc Hoạt. Nghiên cứu khoa học trong y học, 2019. 123-124.
5. Nguyễn Thanh Quang. Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột trên 10 loại rau ăn sống tại các chợ trong thành phố Trà Vinh. Đại học Trà Vinh. 2019.
6. Nguyễn Thị Nga & cộng sự. Đặc điểm kiến thức và thực hành nuôi chó, mèo liên quan đến nhiễm toxocara spp. ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại viện 103 (2012-2013). Y học thực hành. 2013. 878(8/2013).
7. Cục thống kê Trà Vinh. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh trong năm 2019.
8. Đào Thị Phúc & cộng sự. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh giun đũa chó mèo ở người tại Nghệ An năm 2021. Y học cộng đồng. 2021. 62(7).
9. Jean-François Magnaval & et al. Highlights of human toxocariasis. The Korean Journal of Parasitology. 2001. 39(1), 1-11.
10. Horikoshi Y., Ibrahim U. M. & Morris S. K. School-based approach for parasitic disease control in Japan and Africa. Pediatr Int. 2021.63(3), 264-269.