KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Nguyễn Lê Ánh Hồng1,, Đỗ Nguyễn Thanh Thanh1, Trần Ngọc Tú1, Thạch Minh Tiên Tuyết1, Hà Trương Nhật Uyên1, Nguyễn Thị Hiền1, Lê Trung Hiếu1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Béo phì được coi là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh chuyển hóa tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính, viêm xương khớp và một số bệnh ung thư. Tỷ lệ sinh viên thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, cụ thể theo một số nghiên cứu tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Thăng Long, tỷ lệ thừa cân-béo phì đã tăng từ 13,1% năm 2012 lên đến 19,4% năm 2014; trường Đại học Cần Thơ (2016) 4,51%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì trên sinh viên khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 440 sinh viên khoa Y tế công cộng năm 2021 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân béo phì ở sinh viên chiếm 20% trong đó thừa cân là 11,1%; béo phì 8,9%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở sinh viên nam (61,4%) cao hơn sinh viên nữ (38,6%). Các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của sinh viên: giới tính, thức ăn giàu protein, thói quen ăn đồ ngọt, sử dụng rượu bia, thời gian ngủ, thời gian hoạt động thể lực trong ngày. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên thừa cân, béo phì trong quần thể nghiên cứu tương đối cao. Cần chú ý đến được một số yếu tố liên quan: Thói quen, tần suất sử dụng thực phẩm và hoạt động thể lực, kiến thức chung về thừa cân, béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Dinh Dưỡng. Kết quả điều tra Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25- 64 tuổi, đề tài nghiên cứu cấp Bộ 9/2005- 9/2006. 2006.
2. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010. Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25 - 64 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2007.
3. Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền. Tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên mới nhập học tại Đại học Thăng Long qua 3 năm 2012-2014 và xác định một số yếu tố liên quan, Kỷ yếu công trình khoa học 2015 Phần II. 2015. 167-175, https://doi.org/10.56283/1859-0381/363.
4. Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. 44, 9-13, https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.502.
5. Hoàng Thị Linh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Hòa. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021. 146(10), 192-197, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v146i10.335.
6. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Trang, Hà Minh Trang. Thực trạng thừa cân, béo phì của sinh viên Đại học Xây dựng và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y tế công cộng. 2021. 54, 53-61, https://doi.org/10.53522/ttcc.vi54.61943.
7. Yang T., Yu L., Barnett R., Jiang S., Peng S., Fan Y., and Li, L. Contextual influences affecting patterns of overweight and obesity among university students: a 50 universities population-based study in China. International Journal of Health Geographics. 2017. 16(1), 1-13, doi: 10.1186/s12942-017-0092-x.
8. Nguyễn Thị Thu. Kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang năm 2016, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.