NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT LÁ VỐI (SYZYGIUM NERVOSUM)

Võ Mộng Thắm1,
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá vối được sử dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều công dụng như giải nhiệt, kháng viêm, kháng oxy hóa, hạ đường huyết, trị cảm cúm. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng được quy trình bào chế dịch chiết từ lá vối với hàm lượng flavonoid cao, đánh giá tác dụng kháng oxy hóa và ức chế enzyme α-glucosidase của dịch chiết từ lá vối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá vối được thu hái tại Quảng Bình, được làm sạch, phơi khô, xay nhỏ và chiết với các thông số khảo sát: dung môi, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ dược liệu/dung môi. Đánh giá hàm lượng flavonoid chiết được bằng phương pháp hiện màu với thuốc thử và đo độ hấp thu quang bằng UV-Vis. Đánh giá khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH. Thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase bằng phương pháp sử dụng cơ chất pNPG. Kết quả: Xây dựng được quy trình bào chế dịch chiết từ lá vối giàu flavonoid (51,95 mg RE/g bột lá vối) bằng phương pháp siêu âm với dung môi ethanol 40%, nhiệt độ 80 °C, thời gian 60 phút, tỷ lệ dược liệu/dung môi 1/20 g/mL. Dịch chiết có khả năng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase với IC50 lần lượt là 88,86 µg/mL và 338,55 µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng quy trình bào chế dịch chiết từ lá vối với hàm lượng flavonoid tối ưu, đồng thời đánh giá tác dụng kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lá vối tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pham Giang Nam, Nguyen Thi Thanh Tu, and Nguyen-Ngoc Hieu. Ethnopharmacology, phytochemistry, and pharmacology of Syzygium nervosum. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2020. 2020 https://doi.org/10.1155/2020/8263670.
2. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam - Quyển II. Nhà xuất bản trẻ. 2003. 59.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học. 2004. 423.
4. Song J.G., Su J.C., Song Q.Y., Huang R.L., Tang W., et al. Cleistocaltones A and B, antiviral phloroglucinol–terpenoid adducts from Cleistocalyx operculatus. Organic Letters. 2019. 21 (23), 9579-9583. https://doi.org/10.1021/acs.orglett.9b03743.
5. Truong Tuyet Mai, and Nguyen Van Chuyen. Anti-hyperglycemic activity of an aqueous extract from flower buds of Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry. Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry. 2007. 71(1), 69-76. https://doi.org/10.1271/bbb.60373.
6. Lu Y., Zhang Y.Y., Hu Y.C., and Lu Y.H. Protective effects of 2′, 4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′, 5′-dimethylchalcone against hydrogen peroxide-induced oxidative stress in hepatic L02 cell. Archives of Pharmacal Research. 2014. 37, 1211-1218. https://doi.org/10.1007/s12272-0140334-4.
7. Ye C.L., Liu J.W., Wei D.Z., Lu Y.H., and Qian F. In vivo antitumor activity by 2′, 4′-dihydroxy6′-methoxy-3′, 5′-dimethylchalcone in a solid human carcinoma xenograft model. Cancer Chemotherapy and Pharmacology. 2005. 56 70-74. https://doi.org/10.1007/s00280-004-0975-y.
8. Shraim A.M., Ahmed T.A., Rahman M.M., and Hijji Y.M. Determination of total flavonoid content by aluminum chloride assay: A critical evaluation. LWT. 2021. 150, 111932. https://doi.org/10.1016/j.lwt.2021.111932.
9. Chanda S., and Dave R. In vitro models for antioxidant activity evaluation and some medicinal plants possessing antioxidant properties: An overview. African Journal of Microbiology Research. 2009. 3 (13), 981-996. https://doi.org/10.5897/AJMR.9000401.
10. Liu S., Yu Z., Zhu H., Zhang W., and Chen Y. In vitro α-glucosidase inhibitory activity of isolated fractions from water extract of Qingzhuan dark tea. BMC Complementary and Alternative Medicine. 2016. 16 (1), 1-8. https://doi.org/10.1186/s12906-016-1361-0.
11. Yuniarti R., Nadia S., Alamanda A., Zubir M., Syahputra R., et al. Characterization, phytochemical screenings and antioxidant activity test of kratom leaf ethanol extract (Mitragyna speciosa Korth) using DPPH method. Journal of Physics: Conference Series. 2020. 1462 (1), 012026. 10.1088/1742-6596/1462/1/012026.
12. Nguyễn Khánh Thùy Linh, và Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Xây dựng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần trong dịch chiết lá vối (Cleistocalyx Operculatus) bằng quang phổ UV-VIS. Tạp chí Y Dược học quân sự. 2022. 47 (4), 5-17.
13. Nguyen Phuong Thi Mai, Schultze N., Boger C., Alresley Z., Bolhuis A., et al. Anticaries and antimicrobial activities of methanolic extract from leaves of Cleistocalyx operculatus L. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine. 2017. 7 (1), 43-48. https://doi.org/10.1016/j.apjtb.2016.11.009.
14. Manosroi J., Chankhampan C., Kumguan K., Manosroi W., and Manosroi A. In vitro anti-aging activities of extracts from leaves of Ma Kiang (Cleistocalyx nervosum var. paniala). Pharmaceutical Biology. 2015. 53 (6), 862-869. https://doi.org/10.3109/13880209.2014.946058.