BÀO CHẾ GEL RỬA MẶT TỪ KHỔ QUA (Momordica charantia L)

Bùi Chí Công1, Trần Hồng Ngân1, Võ Minh Khoa1, Nguyễn Thị Linh Tuyền1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quả Khổ qua (Momordica charanta L.) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với nhiều công dụng liên quan đến sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các chế phẩm làm đẹp từ Khổ qua vẫn còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Bào chế gel rửa mặt từ dược liệu Khổ qua. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là dược liệu Khổ qua. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ cao đặc Khổ qua (5%; 10%; 15%); tỷ lệ hydroxyethyl cellulose (1%; 1,5%; 2%) và tỷ lệ cocamidopropyl betain (1%, 2%, 3%) đến một số đặc tính của gel rửa mặt Khổ qua như cảm quan, pH, khả năng phân tán bẩn, độ nhớt, khả năng tạo bọt và ổn định bọt. Kết quả: Đã xác định được tỷ lệ cao đặc Khổ qua 10%, tỷ lệ của hydroxyethyl cellulose 1,5%, tỷ lệ của cocamidopropyl betain 3%. Kết luận: Đã bào chế được gel rửa mặt từ dược liệu Khổ qua với thành phần công thức là cao đặc Khổ qua 10%, hydroxyethyl cellulose 1,5%, cocamidopropyl betain 3%, lauryl glucosid 1%, glycerin 5%, acid citric 0,1% và nước cất vừa đủ 100%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V tập 1. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 2018. 1298 – 1299.
2. Nguyễn Thị Hồng Yến và cộng sự. Xác định hàm lượng charantin, hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn in – vivo của quả mướp đắng (Momordica charantia) ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược học. 2014. 4(3), 99 – 104.
3. S. F. Oyelere, O. H. Ajayi, T. E. Ayoade , G. B. S. Pereira, B. C. D. Owoyemi et al. A detailed review on the phytochemical profiles and anti-diabetic mechanisms of Momordica charantia. Heliyon. 2022. 8, e09253. DOI: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2022.e09253.
4. Prasad R. Dandawate, Dharmalingam Subramaniam, Subhash B. Padhye, Shrikant Anant. Bitter melon: a panacea for inflammation and cancer. Chinese Journal of Natural Medicines. 2016.
14(2), 81 – 100. DOI: https://doi.org/10.1016/S1875-5364(16)60002-X.
5. Shuo Jia, Mingyue Shen, Fan Zhang and Jianhua Xie. Recent Advances in Momordica charantia: Functional Components and Biological Activities. International Journal of Molecular Sciences. 2017. 18, 2555. DOI: https://doi.org/10.3390/ijms18122555.
6. M. D. Moghaddam, H. R. Miri, A. Ghahghaei, M. R. Hajinezhad, H. Saboori. Effect of unripe fruit extract of Momordica charantia on total cholesterol, total triglyceride and blood lipoproteins in the blood of rats with hyperlipidemia. Cellular, Molecular and Biomedical Report. 2022. 2(2), 74 – 86. DOI: https://doi.org/10.55705/cmbr.2022.338806.1038.
7. E. Richter, T. Geetha, D. Burnett, Tom L. B., J. R. Babu. The Effects of Momordica charantia on Type 2 Diabetes Mellitus and Alzheimer’s Disease. International Journal of Molecular Sciences. 2023. 24(5), 4643. DOI: https://doi.org/10.3390/ijms24054643.
8. A.T. Kola-Mustapha, K.A. Yohanna, Y.O. Ghazali, H.T. Ayotunde. Design, formulation and evaluation of Chasmanthera dependens Hochst and Chenopodium ambrosioides Linn based gel for its analgesic and anti-inflammatory activities. Heliyon. 2020. 6, e04894. DOI: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2020.e04894.
9. M. A. Shahtalebi, G. R. Asghari, F. Rahmani, F. Shafiee, A. J. Najafabadi. Formulation of Herbal Gel of Antirrhinum majus Extract and Evaluationof its Anti Propionibacterium acne Effect. Advanced Biomedical Research. 2018. 7(53). DOI:10.4103/abr.abr_99_17.
10. P. K. Mane, Aniket Dangare. Herbal Face Wash Gel of Cynodon Dactylon having Antimicrobial, Anti – Inflammatory action. Pharmaceutical Resonance. 2020. 411, 36-43.
11. Abdullahi R. Abubakar1, Mainul Haque. Preparation of Medicinal Plants: Basic Extraction and Fractionation Procedures for Experimental Purposes. Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences. 2020. 12, 2-9. DOI: 10.4103/jpbs.JPBS_175_19.
12. Y. Oishi, T. Sakamoto, H. Udagawa, H. Taniguchi, K. K. Hattori et al. Inhibition of Increases in Blood Glucose and Serum Neutral Fat by Momordica charantia Saponin Fraction. Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry. 2007. 71(3), 735-740. DOI: https://doi.org/10.1271/bbb.60570.