ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ SAU TIÊM VẮC-XIN ASTRAZENECA CHO MŨI 1 VÀ PFIZER CHO MŨI 2 TẠI CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: việc tiêm ngừa vắc-xin phòng COVID-19 được xem là biện pháp chống dịch tối ưu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin và hiệu quả trên người Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và đánh giá tác dụng phụ giữa tiêm khác loại và cùng loại vắc-xin ở mũi 2 trên công nhân tại Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 đối tượng đang làm việc tại 2 công ty may tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu hệ thống. Kết quả: tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 1 là 72,8% và vắc-xin mũi 2 là 55,6%, trong đó các triệu chứng thường xuất hiện sau tiêm mũi 1 và mũi 2 là sốt, ớn lạnh, đau đầu và mệt mỏi, uể oải. Có sự khác biệt về tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ giữa nhóm tiêm trộn và nhóm tiêm cùng loại vắc xin (p = 0,003). Việc tiêm khác loại cho thấy xu hướng xuất hiện tác dụng phụ nhiều hơn so với tiêm cùng loại (OR = 3,09) Kết luận: tỷ lệ xuất hiện tác dụng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khá cao và tỷ lệ này giảm ở mũi 2. Việc tiêm khác loại vắc-xin ở mũi 2 có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm. Do đó cần cân nhắc lợi ích và hạn chế của việc này trong công tác tiêm chủng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin, COVID-19, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Hồi và Nguyễn Thị Thu Phương. Bước đầu mô tả nồng độ kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2 sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 506(1), 268-272, doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v506i1.1219.
3. M. N. Ramasamy and et al. Safety and immunogenicity of ChAdOx1 nCoV-19 vaccine administered in a prime-boost regimen in young and old adults (COV002): a single-blind, randomised, controlled, phase 2/3 trial, Lancet. 2021. 396(10267), 1979-1993, doi: 10.1016/s0140-6736(20)32466-1.
4. V. N. Tran and et al. Factors influencing adverse events following immunization with AZD1222 in Vietnamese adults during first half of 2021, Vaccine. 2021. 39(44), 6485-6491, doi: 10.1016/j.vaccine.2021.09.060.
5. D. C. Nguyen and et al. Short-Term Adverse Effects Immediately after the Start of COVID-19 Booster Vaccination in Vietnam, Vaccines (Basel). 2022. 10(8), 1325, doi: 10.3390/vaccines10081325.
6. Y. Solomon and et al. COVID-19 Vaccine: Side Effects After the First Dose of the Oxford AstraZeneca Vaccine Among Health Professionals in Low-Income Country: Ethiopia, J Multidiscip Healthc. 2021. 14, 2577-2585, doi: 10.2147/jmdh.S331140.
7. A. Alhazmi and et al. Evaluation of Side Effects Associated with COVID-19 Vaccines in Saudi Arabia, Vaccines (Basel). 2021. 9(6), 674, doi: 10.3390/vaccines9060674.
8. M. M. Alshahrani và A. Alqahtani. Side Effects of Mixing Vaccines against COVID-19 Infection among Saudi Population, Vaccines (Basel). 2022. 10(4), 519, doi: 10.3390/vaccines10040519.
9. T. T. Nguyen and et al. Reactogenicity and immunogenicity of heterologous prime-boost immunization with COVID-19 vaccine, Biomed Pharmacother. 2022. 147, 112650, doi: 10.1016/j.biopha.2022.112650.
10. R. H. Shaw and et al. Heterologous prime-boost COVID-19 vaccination: initial reactogenicity data, Lancet. 2021 397(10289), 2043-2046, doi: 10.1016/s0140-6736(21)01115-6.