NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU KHỚP GỐI QUA NỘI SOI BẰNG GÂN HAMSTRING TỰ THÂN

Lê Thanh Tùng1,, Đỗ Văn Chinh1, Trần Văn Thủy1
1 Bệnh viện Thể thao Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tái tạo lại dây chằng chéo sau vẫn là một phẫu còn nhiều quan điểm khác nhau về chỉ định phẫu thuật, kỹ thuật và phục hồi chức năng sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và xquang khớp gối có tổn thương dây chằng chéo sau. 2. Đánh giá kết quả tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối qua nội soi bằng mảnh ghép gân Hamstring tự thân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng. Cỡ mẫu thuận tiện, gồm 54 bệnh nhân đứt dây chằng chéo sau khớp gối được điều trị phẫu thuật tái tạo bằng gân Hamstring tự thân tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam.. Kết quả: Tại thời điểm nhập viện các nghiệm pháp ngăn kéo sau xuất hiện ở 100% bệnh nhân. 100% bệnh nhân có tổn thương dây chằng chéo sau trên phim cộng hưởng từ. Sau phẫu thuật 12 tháng đánh giá chức năng khớp gối theo Lysholm tỉ lệ rất tốt và tốt đạt 92,6 %, trung bình chiếm 7,4% không có kết quả kém. Kết quả theo bảng điểm IKDC xếp loại A chiếm  89,7%, loại B chiếm  9,3%, không có trường hợp nào xếp loại C và D. Kết luận: 100% BN có biểu hiện lỏng khớp và có biều hiện tổn thương dây chằng chéo sau  trên phim cộng hưởng từ với các mức độ tổn thương khác nhau. Kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật 12 tháng phân loại theo IKDC xếp loại A chiếm  89,7%, loại B chiếm  9,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tăng Hà Nam Anh, Cao Bá Hưởng (2012), "Tái tạo dây chằng chéo sau qua nội soi gối bằng hai đường sau". Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 362-364.
2. Phạm Quốc Hùng (2014), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bằng gân Hamstring”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y, tr. 69.
3. Lương Trung Hiếu (2019) "Nghiên cứu hiệu quả điều trị đứt dây chằng chéo sau bằng gân Hamstring tự thân qua nội soi tại Bệnh viện 30/4", Tạp trí Thời sự Y học, tr. 52-56.
4. Bùi Văn Lệnh, Hoàng Đình Âu, Trần Công Hoan, Phạm Thu Hà, Trần Trung.(2006). “Một số nhận xét về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong chẩn đoán chấn thương khớp gối nhân 110 trường hợp”. Tạp trí Y học thực hành, số 6. tr. 62-64.
5. Nguyễn xuân Thùy (2014), " Phẫu thuật nội soi khớp gối" . Nhà xuất bản y học. Tr. 166-228.
6. Phùng Văn Tuấn (2014), “Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối bằng gân cơ bán và gân cơ thon qua nội soi”, Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II, Học Viện Quân Y, tr. 89.
7. Chan Y.S., Yang S.C., Chang C.H., et al. (2006). "Arthroscopic Reconstruction of the Posterior Cruciate Ligament With Use of a Quadruple Hamstring Tendon Graft With 3- to 5Year Follow-up". Arthrosc J Arthrosc Relat Surg, 22(7), pp. 762–770.
8. Clancy W. G., Bisson L. J. (1999), "Posterior cruciate ligament reconstruction via tibial inlay technique in multiligament knee injuries" Acta Orthop Traumatol Turc49(6): po. 579–585
9. Cosgarea A.J. and Jay P.R. (2001). "Posterior cruciate ligament injuries: evaluation and management". J Am Acad Orthop Surg, 9(5), p.p. 297-307.
10. Hooper P.O., Silko C., Malcolm T.L., et al. (2017). "Management of Posterior Cruciate Ligament Tibial Avulsion Injuries: A Systematic Review”. Am J Sports Med,. pp. 72–77
11. Kellgren J. H., Lawrence J. S. (1957), "Radiological Assessment of Osteo-Arthrosis". Ann Rheum Dis, 16 (4), p 494-502.
12. Kim Sung-Jae. (2009) "Comparison of the Clinical Results of Three Posterior Cruciate Ligament Reconstruction Techniques"., The Journal Of Bone and Joint Surgery Incorporated, pp. 91-99.
13. Seon J.-K., Song E.-K. (2006). "Reconstruction of isolated posterior cruciate ligament injuries: a clinical comparison of the transtibial and tibial inlay techniques". Arthrosc J Arthrosc Relat Surg Off Publ Arthrosc Assoc N Am Int Arthrosc Assoc, 22(1), pp. 27.