NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN THẾ GỢI THÍNH GIÁC TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU KHI CHÂM HUYỆT THÍNH CUNG, UYỂN CỐT, DƯƠNG TRÌ, KHÂU KHƯ VÀ THÁI KHÊ

Nguyễn Ngọc Chi Lan1, Nguyễn Thị Sơn1,, Võ Thị Trang1, Huỳnh Phượng Nhật Quỳnh1, Lê Minh Hoàng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:  Điện thế gợi thính giác thân não (Brain stem Auditory Evoked Potentials, gọi tắt là BAEP) đã được ứng dụng để đánh hiệu quả trong châm cứu, ngoài đánh giá chức năng của đường thính giác và tính toàn vẹn của thân não. “Nghiên cứu đặc điểm điện thế gợi thính giác trên người bình thường giai đoạn trước và sau khi châm huyệt Thính cung, Uyển cốt, Dương trì, Khâu Khư và Thái Khê”. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các điện thế có thay đổi như thế nào sau châm và có ảnh hưởng bởi vị trí huyệt nhằm bằng chứng trong việc giải thích hiệu quả châm cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, quan sát 150 bệnh nhân chia làm 5 nhóm châm huyệt lần lượt Uyển cốt, Dương trì, Khâu khư, Thái khê, Thính cung. Kết quả: Nhìn chung, sau khi châm thời gian tiềm tàng và thời gian liên đỉnh giảm, biên độ sóng tăng. Trong khi đó bên độ tăng ở Huyệt Uyển cốt tại sóng V, huyệt Dương trì sóng III và  huyệt Thái khê có sóng I thay đổi sau châm với p <0,015. Kết luận: Châm cứu các huyệt thì bước đầu có ghi nhận đáp ứng về điện thế của cơ thể sẽ có xu huớng nhanh hơn, những huyệt như Thái Khê, Uyển Cốt, Dương trì dù ở xa về mặt giải phẫu nhưng lại có thay đổi về biên độ sóng điện thế gợi hơn so với những huyệt tại chỗ gần và phù hợp với lý luận theo y học cổ truyền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Công (1998), Chuẩn đoán bệnh lý thần kinh cơ, NXB Y học, tr. 88 -95.
2. Nguyễn Hữu Công (2013), “Các điện thế gợi”, Chuẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 99.
3. Nguyễn Hữu Công và Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), “Các chỉ số của điện thế gợi thính giác thân não (BAEPs) trên người Việt Nam bình thường”, Hội thần kinh học Việt Nam.
4. Lương Linh Ly (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác ở trẻ em bình thường và trẻ em nghe kém tiếp âm một bên, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Hà Lan Phương (2000), Nghiên cứu dẫn truyền cảm giác âm thanh bình thường ở hệ thần kinh trung ương của sinh viên y khoa tuổi từ 20 – 25, luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Quyền (2013), “Cơ quan tiền đình ốc tai”, Bài giảng giải phẩu học, NXB Y học, tập 2, tr 430 – 453.
7. Trịnh Thị Diệu Thường (2021), Châm cứu học, tập 1, NXB Y học
8. Jiang ZD, Liu XY, Shi BP, Lin L, Bu CF, Wilkinson AR (2008), “Brainstem auditory outcomes and correlation with neurodevelopment after perinatal asphyxia”, Pediatr Neurol, 39(3), 95- 189.
9. WHO (2003), Acupunture: Review and Analysis of Report on Controlled Clinical Trials
10. Wang L et al (2002), “Effect of Acupunture on the Auditory Evoked Brain Stem Potential in Parkinson’s Diaseas”, Journal of Traditional Chinese Medicine, 22(1), pp. 15 -17
11. Zhou HJ (2007), “Effects of acupuncture at Dazhui (GV 14) on brain stem auditory evoked potentials in the patient with cervical spondylosis of vertebral artery type”, Zhongguo Zhen Jiu, 27(9), pp. 51 – 649.