PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, MÃ VẠCH ADN VÀ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÀ NHẬT (CAMELLIA SP.) HỌ TRÀ (THEACEAE)

Dương Nguyên Xuân Lâm1,, Lý Hồng Hương Hạ2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Trà Nhật được trồng nhiều ở Đà Lạt, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Chiết xuất từ lá có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, nhưng có ít nghiên các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sơ bộ thành phần hóa học để góp phần định danh đúng loài Trà nhật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Trà Nhật tươi được thu thập tại Phú Lộc-Thừa Thiên Huế, được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, kèm phân tích trình tự gen matK và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bằng phương pháp Ciuley có cải tiến. Kết quả: Loài Trà Nhật được định danh dựa trên hình thái và trình tự gen matK xác định tên khoa học là Camellia japonica L., kèm dữ liệu giải phẫu, bột vi học và sơ bộ thành phần hóa học. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Trà Nhật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi (2012), Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam, Tập 1, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 163.
2. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 2, Nhà Xuất Bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 786.
3. Antia G., Pereira P.P., Lucia C., et al. (2022). Camellia japonica: A phytochemical perspective and current applications facing its industrial exploitation. Food Chemistry, Vol 10, pp 156-160.
4. Fujimoto K.N.S., Nakashima S., et al. (2021). Nor-oleanane-type and acylated oleanane-type triterpene saponins from the flower buds of Chinese Camellia japonica and their inhibitory effects on melanogenesis. Chem Pharm Bull, Vol 12(1), pp. 879-889.
5. Kim J.E., Yoon I.S., Park D.H., et al. (2017). Identification of the biologically active constituents of Camellia japonica leaf and anti-hyperuricemic effect in vitro and in vivo. International Journal of Molecular Medicine, Vol 16(1), pp. 1613-1620.
6. Kim S.J.E., Shin S., et al. (2012). Anti-inflammatory activity of Camellia japonica oil. BMB Rep, Vol 45, pp. 177-182.
7. Yu Jing JHX, Shi Liang ZHOU (2011). New universal matK primers for DNA barcoding angiosperms. Journal of Systematics and Evolution, Vol 49(3), pp. 176-181.