ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SỰ LƯU HÀNH CỦA CÁC TYPE HUYẾT THANH VI RÚT DENGUE GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020

Nguyễn Thị Trà My1,2,, Ngô Văn Phương2, Lê Văn Tuấn3
1 Bệnh xá Công an tỉnh Đắk Nông
2 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
3 Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dengue (DENV) gây ra qua trung gian là muỗi Aedes. Các ca bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng đô thị nghèo, ngoại ô và nông thôn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số đặc điểm dịch tễ học và xác định tỷ lệ các type huyết thanh vi rút gây bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca hồi cứu với cỡ mẫu là 118 trường hợp được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết dengue và có xét nghiệm RT-PCR tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Kết quả: Tại tỉnh Đắk Lắk, số ca nhiễm sốt xuất huyết dengue được ghi nhận nhiều ở huyện Buôn Đôn, huyện CưM’gar, huyện Krông Pắk. Các ca nhiễm bắt đầu được ghi nhận và tăng cao vào các tháng mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 11 và đạt đỉnh vào tháng 10 trong năm. Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi mắc nhiều nhất là nhóm ≥ 15 tuổi và tỷ lệ mắc giữa nam và nữ tương đương nhau. Có 3 trong 4 type sốt xuất huyết dengue được ghi nhận, trong đó type DENV-2 chiếm tỷ lệ cao nhất (58,5%), tiếp đến là type DENV-1 (39,8%) và thấp nhất là type DENV-4 (1,7%). Sự biến thiên của type DENV-1 và DENV-2 khá tương đồng theo các tháng trong năm, còn type DENV-4 chỉ xuất hiện vào tháng 7. Kết luận: Cần có các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue hiệu quả, đặc biệt ở các huyện có số ca mắc cao và vào các tháng mùa mưa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Crill, W. D., Roehrig, J. T. Monoclonal antibodies that bind to domain III of dengue virus E glycoprotein are the most efficient blockers of virus adsorption to Vero cells. Journal of virology. 2001. 75(16), 7769-7773.
2. Cục Y tế dự phòng. Số mắc và chết do sốt xuất huyết dengue tại Việt Nam 1980-2019. 2019.
3. Viên Chinh Chiến, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Lê Mạnh Hùng, Lý Thị Thùy Trang, Vũ Sinh Nam. Thực trạng bệnh sốt xuất huyết dengue tại khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 2000-2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2022. 32(2), 46-52, http://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/607.
4. Ngô Thị Hải Vân, Đặng Tuấn Đạt, Lê Văn Bào. Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết dengue tại Đắk Lắk giai đoạn 2009-2014. Tạp chí Y – Dược học quân sự. 2015. 6, 86-92.
5. Ngô Thị Hải Vân, Phan Khánh Tùng, Đặng Tuấn Đạt. Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết dengue tại Đắk Lắk, năm 2013. Tạp chí Y học dự phòng. 2013. 4(164), 23-27.
6. Ngô Văn Dinh, Lương Chấn Quang, Hiệp Thanh Hải, Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Thanh Thảo và cộng sự. Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết dengue tại khu vực phía Nam giai đoạn 2001-
2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2022. 32(2), 25-35, http://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/605.
7. Trần Như Dương, Vũ Trọng Dược, Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Thị Mai Anh,Vũ Sinh Nam. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1998-2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2022. 32(2), 16-24, http://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/604.
8. Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phan Thị Tuyết Nga, Lê Văn Tuấn, Nguyễn Văn Trung, Lê Dương Minh Quân và cộng sự. Sự lưu hành của các type huyết thanh vi rút dengue gây bệnh sốt xuất huyết tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2003-2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2022. 32(2), 64-69, http://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/609.
9. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Linh, Phạm Đỗ Quyên. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội, giai đoạn 2000-2015. Tạp chí Y học dự phòng. 2016. 10(183), 83-88.