NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ CÓ CHÈN ÉP THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan với cả tủy sống và rễ thần kinh, nên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh lý, từ đó có hướng điều trị và dự phòng tránh những tổn thương tiến triển không hồi phục. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống với hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có hẹp lỗ liên hợp hoặc hẹp ống ống tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 101 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được khám lâm sàng và chụp MRI có biểu hiện chèn ép thần kinh cổ năm 2020 - 2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 48,48 ± 11,4. Đau cổ và rối loạn cảm giác kiểu rễ là triệu chứng hay gặp nhất. MRI ghi nhận: Vị trí thoát vị nhiều nhất ở C5-C6 (35%). Mức độ hẹp lỗ liên hợp theo Park độ 0 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,7%); Mức độ hẹp ống sống cổ theo Kang độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (40,6%). Kết luận: Có mối tương quan giữa mức độ chèn ép rễ thần kinh trên lâm sàng và mức độ chèn ép rễ thần kinh trên MRI. Có mối tương quan giữa mức độ tổn thương tủy trên lâm sàng và mức độ hẹp ống sống trên MRI.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa cột sống cổ có chèn ép rễ, thoái hóa cột sống cổ có chèn ép tủy, cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Lê Trọng Sanh (2010), Nghiên cứu chẩn đoán kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ trước bên, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Tâm (2002), Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị cột sống cổ đối chiếu với phẫu thuật. Luận án tiến sĩ Khoa học Y Dược, học viện Quân Y, Hà Nội.
4. Badhiwala JH, Wilson JR (2018), The Natural History of Degenerative Cervical Myelopathy, Neurosurgery clinics of North America, 29(1), pp.21-32.
5. Bakhsheshian, Joshua et al. (2017), “Current Diagnosis and Management of Cervical Spondylotic Myelopathy”, Global spine journal, 7(6), pp.572-586.
6. Buser Z, Ortega B, D'Oro A, et al (2018), Spine Degenerative Conditions and Their Treatments: National Trends in the United States of America, Global spine journal, 8(1), pp.57-67.
7. Choi BW, Kim SS, Lee DH, Kim JW (2017), “Cervical radiculopathy combined with cervical myelopathy: prevalence and characteristics”, European journal of orthopaedic surgery & traumatology : orthopedie traumatologie, 27(7), pp.889-893.
8. Kang KC, Lee HS, Lee JH (2020), “Cervical Radiculopathy Focus on Characteristics and Differential Diagnosis”, Asian spine journal, 14(6), pp.921-930.
9. Kang Y, Lee JW, Koh YH, et al (2011), New MRI grading system for the cervical canal stenosis, AJR: American journal of roentgenology, 197(1), pp.134-140.
10. Lv Y, Tian W, Chen D, Liu Y, Wang L, Duan F (2018), The prevalence and associated factors of symptomatic cervical Spondylosis in Chinese adults: a community-based cross-sectional study, BMC musculoskeletal disorders, 19(1), pp.325.
11. Park HJ, Kim SS, Han CH, et al. (2014), The clinical correlation of a new practical MRI method for grading cervical neural foraminal stenosis based on oblique sagittal images, American journal of roentgenology, 203(2), pp.412–417.
12. Ronzi Y, Perrouin-Verbe B, Hamel O, Gross R (2018), Spinal cord injury associated with cervical spinal canal stenosis: Outcomes and prognostic factors, Annals of physical and rehabilitation medicine, 61(1), pp.27-32.
13. Theodore N (2020), Degenerative Cervical Spondylosis, The New England journal of medicine, 383(2), pp.159-168.
14. Thoomes EJ, Scholten-Peeters GG, de Boer AJ, et al (2012), Lack of uniform diagnostic criteria for cervical radiculopathy in conservative intervention studies: A systematic review, European spine journal, 21(8), pp.1459-1470.
15. Yang X, Karis DSA, Vleggeert-Lankamp CLA (2020), Association between Modic changes, disc degeneration, and neck pain in the cervical spine: A systematic review of literature, The spine journal: Official journal of the North American Spine Society, 20(5), pp.754-764.