TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TỪ 18-49 TUỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019

Lê Trung Hiếu1,, Phạm Trung Tín1, Châu Liễu Trinh1, Nguyễn Thị Thanh Thảo1, Nguyễn Thúy Anh1, Khưu Quang Hiệp1, Nguyễn Phương Nam1, Trần Thị Ngọc Nhung1, Trương Trần Nguyên Thảo1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một trong các yếu tố giúp nâng cao sức khỏe người dân là khả năng tiếp cận được với dịch vụ y tế đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở. Việc tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ y tế để đưa ra một số biện pháp can thiệp phù hợp sẽ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm sử dụng các dịch vụ y tế, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 452 phụ nữ có độ tuổi từ 18-49 tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ từ 18-49 tuổi sử dụng dịch vụ y tế trong một năm qua là 85,6%, trong đó sử dụng dịch vụ y tế tại phòng mạch bác sĩ tư là 33,2%, trạm y tế xã 13,5%, trung tâm y tế huyện 22,3%, bệnh viện tỉnh/thành phố 21,2%, bệnh viện tuyến trung ương 10,4%, bệnh viện/phòng khám tư nhân 13,7%. Phụ nữ ly hôn có mức độ sử dụng dịch vụ y tế cao hơn với OR là 14,5 và nhóm tuổi 40-49 có mức độ sử dụng dịch vụ y tế thấp hơn với OR là 0,4. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế không đồng đều ở các cơ sở y tế, xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tập trung ở cơ sở y tế tư nhân và tuyến tỉnh trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Trí Châu (2012), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Thanh Hương và Hứa Quang Thành (2021), Phân tích cơ cấu chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019, Tạp chí Y học Việt Nam, 501(1), tr. 72-75.
3. Nguyễn Thị Thu Hường, Thị Ngọc Anh Đàm, Đình Luyến Lê, Ngọc Thủy Tiên Đoàn và các cộng sự (2021), Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại một số tỉnh miền Bắc năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 502(2), tr. 172-177.
4. Phạm Văn Liêm (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau năm 2015, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Minh Tâm và Yasuharu Shimamura (2016), Mối liên quan giữa triệu chứng bệnh và sự lựa chọn cơ sở y tế của người dân tại một số tỉnh miền Trung, Tạp chí Y Dược học, 6(3), tr. 52-58.
6. Cao Thanh Việt (2011), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang quí IV năm 2010, Luận văn Chuyên khoa I, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
7. A. Abera Abaerei, J. Ncayiyana and J. Levin (2017), Health-care utilization and associated factors in Gauteng province, South Africa, Glob Health Action, 10(1), pp. 1305765.
8. Hoang Thuy Linh Nguyen, Keiko Nakamura and Kaoruko Seino (2017), Association between a wider availability of health information and health care utilization in Vietnam: cross-sectional study, Journal of Medical Internet Research, 19(12), pp. e8328.