ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ MỀM VÀ PHỤC HÌNH SAU ĐIỀU TRỊ IMPLANT TỨC THÌ PHỤC HỒI LẠI RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm1,, Nguyễn Phúc Vinh1, Nguyễn Tuyết Nhung1, Mai Như Quỳnh1, Trương Thị Bích Ngân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấy ghép implant tức thì là phương pháp được nhiều tác giả coi là rủi ro về mặt thẩm mỹ, vì xương ổ răng lành lại sau khi nhổ răng có thể dẫn đến những thay đổi khó lường của các mô quanh implant do đó làm thay đổi cấu trúc và đường viền nướu. Mục tiêu: Đánh giá kết quả mô mềm và phục hình sau điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trên 18 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ có chỉ định nhổ răng để cấy Implant tức thì ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện chọn tất cả các BN đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022 thỏa tiêu chí chọn mẫu. Kết quả: Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, chiều cao của nướu sừng hoá đa phần nhỏ hơn 4 mm (83,8%). Sau 6 tháng, đa số các implant đạt mức đánh giá loại khá (78,4%), không có implant thất bại (loại kém)Sau 6 tháng đặt implant và 4 tuần thực hiện phục hình, đa số các phục hình có gai nướu lấp đầy tam giác nướu, không có phục hình có gai nướu nằm ở dưới ½ tam giác nướu. Sau 4 tuần, đánh giá chung kết quả phục hình, đa số đạt kết quả tốt với 67,6%. Kết luận: Cấy ghép implant tức thì là phương pháp được có thể  cho kết quả khả quan đối với các mô quanh implant và phục hình implant. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đàm Văn Việt. Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt. 2013.
2. Roberts WE. Implants: bone physiology and metabolism. Calif Dent Assoc. 1987. 15(10), 54–61.
3. Trịnh Hồng Mỹ. Nghiên cứu kỹ thuật cấy ghép implant trên bệnh nhân có ghép xương. Luận án tiến sĩ. Học viện Quân Y 108. 2012.
4. Padhye N. M., Shirsekar V. U., Bhatavadekar N. B. Three-Dimensional Alveolar Bone Assessment of Mandibular First Molars with Implications for Immediate Implant Placement. The International journal of periodontics & restorative dentistry. 2020. 40(4), e163–e167, doi: 10.11607/prd.4614.
5. Kowalski, J. Factors Influencing Marginal Bone Loss around Dental Implants: A Narrative Review. Coatings. 2021. 11, 865.
6. Abraham, K.T. Gingival biotype, and its clinical significance A review. The Saudi Journal for Dental Research. 2013. 5(1), 3-7.
7. Sarma M. Gingival Biotype: A Secret for Esthetic Success. Journal of Health and Allied Sciences NU 2022. 2021. 12(01), 13-17, doi:10.1055/s-0041-1731116.
8. Amato F., & Polara G. Immediate Implant Placement in Single-Tooth Molar Extraction Sockets: A 1- to 6-Year Retrospective Clinical Study. The International journal of periodontics & restorative dentistry. 2018. 38(4), 495–501, doi: 10.11607/prd.3179.
9. Chu SJ, Tarnow DP, Tan JH, Stappert CF. Papilla proportions in the maxillary anterior dentition. Int J Periodontics Restorative Dent. 2009. 29, 385–393.