ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM Ê BUỐT TRÊN RĂNG CỐI NHỎ VÀ RĂNG CỐI LỚN BẰNG LASER CÔNG SUẤT THẤP

Nguyễn Hoàng Giang1,, Lê Nguyên Lâm1, Trầm Kim Định1, Đỗ Diệp Gia Huấn1, Nguyễn Huy Hoàng Trí1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ê buốt răng hay quá cảm ngà là một vấn đề răng miệng phổ biến, có thể dễ dàng chẩn đoán được nhưng khó điều trị triệt để. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị quá cảm ngà được đưa ra, trong đó sử dụng laser công suất thấp là phương pháp mới, mang nhiều ưu điểm và cần được nghiên cứu nhiều hơn. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả giảm ê buốt trên vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn bằng laser công suất thấp. Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên với 236 răng cối nhỏ và răng cối lớn được chia làm 2 nhóm điều trị (n=118 mỗi nhóm): nhóm I (laser diode 810nm, 0,5W) và nhóm II (kem GC Tooth Mousse) từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2022 tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trên, đánh giá ê buốt răng bằng kích thích hơi. Kết quả: Tuổi trung bình là 33,35±13,5 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 57,4%, nam chiếm 42,6%, đa số vị trí ê buốt ở cổ răng (98,3%), yếu tố khởi phát ê buốt răng phổ biến nhất là kích thích lạnh (88,1%), chải răng ngang (81,2%) là yếu tố nguy cơ chính liên quan tình trạng ê buốt răng. Ở cả hai nhóm đều có hiệu quả giảm ê buốt răng tại các thời điểm tức thì và 3 tháng sau điều trị (p<0,001). Hiệu quả giảm ê buốt răng của nhóm I và nhóm II tương đương nhau tại thời điểm 3 tháng sau điều trị (Điểm số VAS: 2,72± 2,31 và 3±2,1, p=0,14). Tỷ lệ điều trị thành công của nhóm I là 70,4% ngay sau điều trị và 78% sau 3 tháng điều trị. Kết luận: Người trưởng thành có thói quen chải răng ngang dễ mắc ê buốt răng hơn, đặc biệt ở vùng cổ răng. Laser công suất thấp (810nm, 0,5W) có hiệu quả giảm ê buốt răng tức thì và sau 3 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Tuyết Nga (2016), “Nghiên cứu hiệu quả của laser công suất thấp trong điều trị răng nhạy cảm ngà”, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Bartlett DW, Shah P (2006), “Critical review of non-carious cervical (wear) lesions and the role of abfraction, erosion, and abrasion”, Journal of Dental Research, 85, pp. 306–12.
3. Clayton DR, McCarthy D, Gillam DG (2002), “A study of the prevalence and distribution of dentine sensitivity in a population of 17-58-year-old servingpersonnel on an RAF base in the Midlands”, Journal of Oral Rehabilitation, 29, pp. 14–23.
4. Davari Ar, Ataei E, Assarzadeh H (2013), “Dentin Hypersensitivity: Etiology, Diagnosis and Treatment; A Literature Review”, journal of Shiraz University Medical Sciences, 14(3), pp. 136-145.
5. Dilsiz A, Canakci V, Ozdemir A (2009), “Clinical evaluation of Nd: YAG and 685 nm diode laser therapy for desensitization of teeth with gingival recession”, Photomedicine and Laser Surgery, 27(6), pp. 843-848.
6. Grover V, Kumar A, et al. (2022), “ISP Good Clinical Practice Recommendations for the management of Dentin Hypersensitivity”, Journal of Indian Society of Periodontology, 26(4), pp. 307–333.
7. Haneet RK, Vandana LK (2016), “Prevalence of dentinal hypersensitivity and study of associated factors: a cross-sectional study based on the general dental population of Davangere, Karnataka, India”, International Dental Journal, 66(1), pp. 49–57.
8. Holland GR, Narhi MN, Addy M, Gangarosa L, Orchardson R (1997), “Guidelines for the design and conduct of clinical trials on dentine hypersensitivity”, Journal of Clinical Periodontology, 24 (11), pp. 808–13.
9. Favaro ZL, Soares PV, Cunha-Cruz J (2019), “Prevalence of dentin hypersensitivity: Systematic review and meta-analysis”, Journal of Dentistry, 81, pp. 1-6.
10. Liang X et al (2017), “Prevalence of dentin hypersensitivity among the residents of Xi'an city, China”, Acta Odontologica Scandinavica, 75(6), pp. 387-393.
11. Ricarte JM, Matoses VF, Llácer VJF (2008), “Dentinal sensitivity: concept and methodology for its objective evalution”, Medicina Oral Patologia Oral y Cirugia Bucal, 13(3), pp. 201-206.
12. Rosaiah K, Aruna K (2011), “Clinical Efficacy of Amorphous Calcium Phosphate, G.C. Tooth Mousse and Gluma Desensitizer in Treating Dentin Hypersensitivity”, International journal of dental clinics, 3 (1), pp. 1-4.
13. Tailor A, Shenoy N, Thomas B (2014), “To compare and evaluate the efficacy of bifluorid 12, diode laser and their combined effect in treatment of dentinal hypersensitivity- a clinical study”, Journal of Health Science, 4(2), pp. 54-58.
14. Wang Y, Que K, Lin L, Hu D, Li X (2012), "The prevalence of dentine hypersensitivity in the general population in China”, Journal of Oral Rehabilitation, 39(11), pp. 812-820.
15. Xia Y, Yang Z, Li Y, Zhou Z (2020), “The Effects of a Toothpaste Containing the Active Ingredients of Galla chinensis and Sodium Fluoride on Dentin Hypersensitivity and Sealing of Dentinal Tubules: An In Vitro Study and an Eight-Week Clinical Study in 98 Patients”, Medical