ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN SỐ TẠI CÁC KHOA NỘI TRÚ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Văn Thống1,, Đoàn Hữu Nhân1, Nguyễn Thái Thông1, Trần Thiện Thắng1, Tiền Ngọc Minh Châu1, Nguyễn Tất Nam1, Dương Hoàng Dũng1, Phạm Thị Hồng Liên1, Lương Tiểu Yến1, Nguyễn Lâm Minh Thư1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình đặc điểm bệnh tật là một công cụ phản ánh tình hình bệnh tật tại một khu vực, giúp bệnh viện có cái nhìn bao quát và lên kế hoạch hoạt động cho chăm sóc bệnh nhân một cách hợp lý. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh tật và sự phân bố dân số tại một số Khoa điều trị nội trú, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 211 người bệnh nội trú từ 02/2022 - 05/2022, số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp và thông tin từ bệnh án dựa trên bộ câu hỏi. Các biến số gồm thông tin nhân khẩu xã hội học, các chẩn đoán hiện tại và đặc điểm liên quan người bệnh. Kết quả: Chẩn đoán thường gặp nhất ở khoa Nội tổng hợp là viêm phổi (20%), Nội tim mạch – thần kinh là tăng huyết áp (23,5%), Ngoại tổng hợp là trĩ (14,7%), Ung bướu là u ác đại tràng (31,4%), Ngoại chấn thương là áp xe nhiễm trùng (20,6%), Ngoại niệu là tăng sản tiền liệt tuyến (41,2%). Kết luận: Có sự khác biệt trong đặc điểm bệnh tật tại các khoa nội trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ so với đặc điểm bệnh tật tại các khoa tương đồng ở bệnh viện khác. Khoa Nội tổng hợp có tuổi thọ trung bình cao nhất nên cần nhiều trang thiết bị giúp người bệnh cao tuổi sinh hoạt thuận lợi hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Nhựt Anh, Phạm Thị Tâm, Trần Tú Nguyệt (2019), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận Ô Môn Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2019, Tạp chí Đại học Y dược Cần Thơ, số 34/2021, tr. 156-162.
2. Bộ Y Tế (2011) Quyết định số 270/QĐ-BYT Ngày thành lập Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Võ Quốc Hiển (2017), Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong theo ICD 10 tại bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn, Cà Mau từ 2012 – 2016, Luận văn Chuyên khoa cấp II Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Tô Bảo Hoàng và Dương Đình Công (2020), Cơ cấu bệnh tật người điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016-2018, Tạp chí Y học cộng đồng, 1 (54), tr. 3-8.
5. Dương Phúc Lam, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Văn Lèo (2019), Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo ICD 10 tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2013 đến 2017, Tạp chí Đại học Y dược Cần Thơ, số 19/2019, tr. 1-7.
6. Tạ Tùng Lâm (2012), Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong theo phân loại quốc tế ICD 10 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ 2007 đến 2011, Luận án Chuyên khoa cấp II Quản lý y tế, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Deepak Sharma, Salig Ram Mazta, Anupam Parashar (2013), Morbidity Pattern and Healthseeking Behavior of Aged Population residing in Shimla Hills of North India: A Cross-Sectional Study, J Family Med Prim Care, 2 (2), pp. 188-193.
8. Eileen M. Crimmins (2019), Differences between Men and Women in Mortality and the Health Dimensions of the Morbidity Process, Clin Chem, 65 (1), pp. 135-145.
9. Nilu Manandhar, Sunil Kumar Joshi (2019), Morbidity Pattern among Elderly Population of Changu Narayan Municipality, Bhaktapur, J Nepal Health Res Counc, 17 (3), pp. 408-412.
10. Sadiya S. Khan (2018), Association of Body Mass Index with Lifetime Risk of Cardiovascular Disease and Compression of Morbidity, JAMA Cardiol, 3 (4), pp. 280-287.