ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH NGÓN TAY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay là lựa chọn tốt trong điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 39 bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm ngón tay được điều trị phẫu thuật tạo hình bằng vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay tại Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, từ 01/2021 – 06/2022. Kết quả: Ngón 1 bị tổn thương nhiều nhất (38,5%), đốt xa (92,3%), dạng mỏm cụt (71,8%); Diện tích trung bình của tổn thương và của vạt da lần lượt là 347,26 ± 86,81mm2 và 429,23 ± 135,81 mm2; Thời gian điều trị trung bình là 1,77± 0,95 ngày; Tỷ lệ sống của vạt da hoàn toàn là 92,3%; Sau phẫu thuật 1 tháng, tỷ lệ tốt của vạt da là 100%; Sau 03 tháng, chức năng vận động ngón tay đạt loại tốt là 89,7%; Mức rất hài lòng và hài lòng của BN là 94%. Kết luận: Vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay sử dụng che phủ khuyết hổng phần mềm ngón tay cho tỷ lệ vạt sống hoàn toàn chiếm (92,3%). Là vật liệu tạo hình tốt để điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay do đảm bảo được chức năng che phủ, phục hồi vận động và đạt được sự hài lòng của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhánh xuyên động mạch, khuyết hổng phần mềm, ngón tay, vạt
Tài liệu tham khảo
2. Lê Minh Hoan (2021), “Kết quả che phủ khuyết hổng mô mềm đốt xa ngón tay dài bằng vạt da cân cuống nhánh xuyên mu tay của động mạch gan ngón riêng”, Tập chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 2, tập 25, tr. 7-12.
3. Trần Nguyễn Trinh Hạnh (2006), Che phủ mất da đốt xa ngón tay bằng vạt da vùng và tại chỗ, Luận án chuyên khoa II, trường Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Đức Tiến (2021), “ Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ”, Tập chí Y học Việt Nam, số 2, tr. 38-42.
5. Phan Dzư Lê Thắng (2014), Kết quả điều trị VT mất da mặt lưng ngón tay bằng vạt cân mỡ ngược dòng, Luận án chuyên khoa II, trường Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh.
6. Haoliang H, Hong C, Jinjiong H (2019), “Propeller perforator flaps from the dorsal digital artery perforator chain for repairing soft tissue defects of the finger”, BMC Surgery 19:188, pp. 1-11.
7. Haluk O, Haluk O (2015), “Innervated Digital Artery Perforator Flap: A Versatile Technique for Fingertip Reconstruction”, J Hand Surg Am, Vol. 40 (12), pp. 2352-2357.
8. Hongjiu Qina, Nengfeng Ma, et al. (2020), “Modified homodigital dorsolateral proximal phalangeal island flap for the reconstruction of finger-pulp defects”, Journal of Plastic, Reconstructive and Aesthetic Surgery, 72(11), pp. 1976-1981.
9. Ileana Rodica M, et al. (2019), “Finger defect coverage with digital artery perforator flap”, Injury international journal of the Care of the injured.
10. Koshima I, Urushibara K, Fukuda N, et al. (2006). ”Digital artery perforator flaps for fingertip reconstructions”, Plastic and Reconstructive Surgery, 118(7), pp. 1579-1584.
11. Liu BS, Gong YP, Tan J, Chen J (2018), “Reverse Dorsolateral Proximal Phalangeal Island Flap: A Modified Technique for Reconstruction of Finger Defect”, Clinics in Surgery - Plastic Surgery, Volume 3, pp. 1-4.
12. Parmak U, et al. (2020), “Digital Artery Perforator Flap Use in Reconstruction of Fingertip Defects”, Selcuk Med J.