NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÀN NHANG BẰNG LASER Q-SWITCHED ND: YAG KẾT HỢP BÔI TRI-WHITE SERUM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Cao Thị Thúy Vân1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tàn nhang là tình trạng rối loạn sắc tố điển hình biểu hiện bằng các đốm hình tròn có màu nâu sẫm hoặc nhạt trên mặt mà đặc biệt là trên má, có thể xuất hiện trên mọi loại da và gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị tàn nhang. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị khi sử dụng laser Q-switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum vẫn chưa được biết rõ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị tàn nhang bằng laser Q-switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân điều trị tàn nhang tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 4/2021-4/2022. Kết quả: 100% bệnh nhân đến điều trị là nữ giới, độ tuổi trung bình 35,04 ± 8,148, thời gian mắc bệnh trung bình là 6,06 ± 2,963 năm. Vị trí phân bố đa số tập trung ở mũi má (78,6%). Kết thúc quá trình điều trị tỷ lệ cải thiện rất tốt và tốt là 80%. Các tác dụng không mong muốn không kéo dài và tăng sắc tố sau viêm ghi nhận trên 7,1% trường hợp. Kết luận: Phối hợp laser Q-switched Nd: YAG 532nm và bôi Tri-white Serum là lựa chọn an toàn và hiệu quả trong điều trị tàn nhang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Bạch Cúc (2001), "Tri-White serum giải pháp làm trắng da an toàn", Tài liệu khoa học FOB. 1.
2. Bùi Mạnh Hà,Lê Thái Vân Thanh (2020), "Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của đốm nâu và tàn nhang", Tạp chí Da Liễu học Việt Nam. Số 3 tr. 44-50.
3. K Ezzedine, E Mauger, et al. (2013), "Freckles and solar lentigines have different risk factors in Caucasian women", Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology. 27(3), pp. e345-e356.
4. Khadiga S Sayed, Samar Tuqan, et al. (2021), "Q‐Switched Nd: YAG (532 nm) Laser Versus Intra‐Dermal Tranexamic Acid for Treatment of Facial Ephelides: A Split Face, Randomized, Comparative Trial", Lasers in surgery and medicine. 53(3), pp. 324-332.
5. Rolfpeter Zaumseil, Klaungroupe (1998), “Topical Hydroquinone in the treatment of melasma”: Pharmacological and clinical consideration. pp. 25-45
6. Sun, Hua-Feng, et al., (2018), "Chemical peeling with a modified phenol formula for the treatment of facial freckles on asian skin." Aesthetic plastic surgery 42(2), pp. 546-552.
7. Tian, B. (2017), “ Treatment of Freckles Using a Fractional Nonablative 2940nm Erb: YAG Laser in a Series of Asian Patients”, The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 10(8), pp. 28
8. Wang Chia-Chen, Yuh-Mou Sue, et al. (2006), "A comparison of Q-switched alexandrite laser and intense pulsed light for the treatment of freckles and lentigines in Asian persons: a randomized, physician-blinded, split-face comparative trial", Journal of the American Academy of Dermatology. 54(5), pp. 804-810.
9. Ward W. H., et al. (2017), "Clinical Presentation and Staging of Melanoma", Cutaneous Melanoma: Etiology and Therapy, Codon Publications.