NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

Tiền Trường Hải Đăng 1,, Lê Thành Tài 2, Nguyễn Vủ Trường Giang 3, Nguyễn Huỳnh Tiểu Ngọc1
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 4,2 triệu trường hợp mắc bệnh thủy đậu bị biến chứng nghiêm trọng dẫn tới nhập viện và 4.200 ca tử vong liên quan xảy ra trên toàn cầu. Theo Hội Y học Dự phòng, 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành đúng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 Phụ nữ có con dưới 5 tuổi với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức chung đúng là 47,3% và thực hành chung đúng là 63,6%. Kiến thức chung, thực hành chung đúng có liên quan đến tuổi, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế, tiền sử và nguồn tiếp cận thông tin. Kết luận: Tỷ lệ kiến thức, thực hành chung đúng về phòng, chống bệnh thủy đậu còn thấp, do đó cần tiếp tục truyền thông nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh thủy đậu, đặt biệt là công tác tiêm chủng cho trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Phong-Da Liễu Quy Hòa (2013), Bệnh học da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr. 210-293.
2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh da liễu, Ban hành kèm quyết định 75/QĐ-BYT, tr. 67-71.
3. Bộ y tế (2019), Thông tư Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, Số 17/2019/TT-BYT, Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2019.
4. Nguyễn Thị Hà (2017), Thực Thực trạng mắc bệnh và hiểu biết, thực hành phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Quốc Hội (2007), Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Số 03/2007/QH12, Hà Nội ngày 21 tháng 11 năm 2007.
6. Trần Văn Tiến (2013), Nghiên cứu tình hình và đặc điểm lâm sàng của bệnh thủy đậu tại bệnh viện Da liễu Trung ương, Y học Việt Nam, Số 2, tr. 5-8.
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ (2018), Phòng, chống bệnh thủy đậu, fhttp://kiemsoatbenhtatphutho.gov.vn.
8. Nguyễn Lộc Vương (2018), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum năm 2018, Tạp chí Y tế Công cộng, Số 52 tháng 6/2020 (tr. 6-17).
9. L.Vezzosi and et al. (2017), Knowledge, attitudes, and behaviors of parents towards varicella and its vaccination, BMC Infect Dis, Vol 17(1), pp. 172.
10. World Health Orgnization (2014), Varicalla and herpes zoster vaccines, Wkly Epidemiol Rec.2014; 89(25), pp. 265-287.