NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHÀY TRƯỚC Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Trần Phương Nam1,, Nguyễn Huy Bằng2, Nguyễn Vũ Anh Thi1, Trương Xuân Long1
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt chứa nhánh xuyên động mạch chày trước bao gồm các đặc điểm mô mỏng, dễ uốn và có cuống động mạch dài, kích thước lớn. Đối với các dị tật có kích thước vừa và nhỏ, vạt chứa nhánh xuyên động mạch chày trước là một lựa chọn tốt làm nguyên liệu thay thế cho các vạt tự do. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát các dạng nguyên ủy và kích thước của động mạch chày trước; (2) Khảo sát các nhánh của động mạch chày trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 20 tử thi (40 động mạch chày trước) ngâm formol tại Bộ môn Giải phẫu học-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các tử thi này có vùng chi dưới còn nguyên vẹn, chưa phẫu tích. Kết quả: Động mạch chày trước có đường kính trung bình là 6,11 ± 0,67mm, chiều dài là 26,80±2,16 mm. Số lượng nhánh xuyên của động mạch chày trước trung bình là 3 nhánh, chân ít nhất là 1 nhánh và nhiều nhất là 8 nhánh. Đường kính trung bình của động mạch quặt ngược chày trước là 2,55±0,41mm, động mạch quặt ngược chày sau là 2,62±1,04mm, động mạch mắt cá trong là 2,16±0,43mm và động mạch mắt cá ngoài là 2,23±0,53mm. Kết luận: Các nhánh xuyên chày trước tin cậy có thể được tìm thấy trên đường chuẩn đích của động mạch chày trước, điều này giúp ích cho việc thiết kế vạt da có cuống mạch nuôi nhánh xuyên chày trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Cường (2014) Giải phẫu học hệ thống, Nhà xuất bản Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 234-256.
2. Trịnh Xuân Đàn (2009) Giải phẫu chi dưới. Giải phẫu học. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên, tr. 321-329.
3. Lê Xuân Giang, Vũ Quang Vinh, Trần Vân Anh (2014) "Nghiên cứu giải phẫu học nhánh xuyên động mạch chày trước trong tạo hình chi dưới". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (2), tr. 5-7.
4. Batchelor J. S., Moss A. L. (1995) "The relationship between fasciocutaneous perforators and their fascial branches: an anatomical study in human cadaver lower legs". Plast Reconstr Surg, 95 (4), pp.629-633.
5. Haertsch P. (1981) "The blood supply to the skin of the leg: a post-mortem investigation". British Journal of Plastic Surgery, 34 (4), pp. 470-477.
6. Lorbeer R., Grotz A., Dörr M., et al. (2018) "Reference values of vessel diameters, stenosis prevalence, and arterial variations of the lower limb arteries in a male population sample using contrast-enhanced MR angiography". PLoS One, 13 (6), pp. 197-199.
7. Olewnik L., Łabętowicz P., Podgórski M., et al. (2019) "Variations in terminal branches of the popliteal artery: cadaveric study". Surgical and Radiologic Anatomy, 41 (12), pp. 1473-1482.
8. Ozgur Z., Ucerler H., Aktan Ikiz Z. A. (2009) "Branching patterns of the popliteal artery and its clinical importance". Surgical and radiologic anatomy, 31 (5), pp. 357-362.
9. Panagiotopoulos K., Soucacos P. N., Korres D. S., et al. (2009) "Anatomical study and colour Doppler assessment of the skin perforators of the anterior tibial artery and possible clinical applications". Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 62 (11), pp. 1524-1529.
10. Rong-Lin W., Ning L., Can-Hua J., et al. (2014) "Anterior Tibial Artery Perforator Flap for Reconstruction of Intraoral Defects", 12 (3), pp. 12-18.
11. Saint-Cyr M., Schaverien M. V., Rohrich R. J. (2009) "Perforator flaps: history, controversies, physiology, anatomy, and use in reconstruction". Plast Reconstr Surg, 123 (4), pp. 132e-145e.
12. Saranya R. (2016) A Study of Anatomy of the Anterior Tibial Artery in the Lower Limb and Its Clinical Significance, Stanley Medical College, Chennai, 11 (2), pp. 98-100.
13. Thammaroj T., Jianmongkol S., Kamanarong K. (2007) "Vascular anatomy of the proximal fibula from embalmed cadaveric dissection". JOURNAL-MEDICAL ASSOCIATION OF THAILAND, 90 (5), pp. 942-943.
14. Yong-sui L., Fa-hui S., Wan-ming W. (2005) "Applied anatomy of the superior segment of fibula pedicled with anterior tibial recurrent vessels graft". Chinese Journal of Clinical Anatomy, 05, pp. 12-18.