KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Giang Cẩm Nhung1,, Cao Thị Mỹ Thúy2
1 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
2 Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn đang là một thách thức lớn đối với vấn đề sức khỏe toàn cầu vì sự phổ biến, chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và khảo sát một số yếu tố tiên lượng nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 90 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nặng sau nhập viện 72 giờ chiếm 31,1%. Các yếu tố tiên lượng nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 72 giờ sau nhập viện có ý nghĩa thống kê: Tần số mạch ≥ 110 lần/phút (OR=2,97); SpO2<88% (OR=8,55); co kéo cơ hô hấp phụ (OR=9,48); xanh tím (OR=12,73); PaCO2>45mmHg (OR=2,83); mức độ tắc nghẽn; bệnh đồng mắc (OR=2,716). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nặng sau nhập viện 72 giờ chiếm 31,1%. Tần số mạch ≥ 110 lần/phút, nồng độ SpO2<88%, thở co kéo cơ hô hấp phụ, xanh tím, PaCO2 >45mmHg, mức độ tắc nghẽn, bệnh đồng mắc là các yếu tố tiên lượng nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 72 giờ sau nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Xuân Quỳnh, Nguyễn Văn Thành (2015), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2.
2. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy, Võ Phạm Minh Thư và cộng sự (2012), Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả COPD và Hen phế quản trong bệnh viện và cộng đồng, NXB Y học.
3. Huỳnh Văn Thừa, Trần Ngọc Dung, Đoàn Thị Kim Châu (2019), Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, tr. 21.
4. Aburto M, Esteban C, et al. (2011), COPD exacerbation Mortality Prognosis Factors in a Respiratory Care Unit, Arch Bronconeumol, 47 (2), pp. 79-84.
5. Anthonisen NR, Warren CPW, et al. (1987), Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease, Ann Int Med, 106, pp. 196–204.
6. Alexopoulos EC (2015), Frequency and risk factors of COPD exacerbations and hospitalizations: A nationwide study in Greece, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 10, pp. 2665– 2674.
7. Bollmeier SG, Hartmann AP (2020), Management of chronic obstructive pulmonary disease: A review focusing on exacerbations, American Journal of Health-System Pharmacy, 77(4), pp. 259-268.
8. Global Initiative for chronic Obstructive lung Disease (GOLD), Global strategy for the diagnosis, Management and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Global Initiative for chronic Obstructive lung Disease (GOLD) report updated 2020.
9. Pothirat C, Pothirat T, Liwsrisakun C (2017), Risk Factors of Severe Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Among Patients Regularly Managed by Pulmonologists, J Med Assoc Thai 2017, 100 (2), pp. 142-148.
10. Roche N, Zureik M, Soussan D et al. (2008), Predictors of outcomes in COPD exacerbation cases presenting to the emergency department, Eur Respir J, 32, pp. 953 – 961.
11. Steer J, Gibson GJ and Bourke SC (2010), Predicting outcomes following hospitalization for acute exacerbations of COPD, QJ Med, 103, pp. 817 – 829.
12. Stiell IG, Clement CM, Aaron SD et al. (2014), Clinical Characteristics associated with adverse events in patients with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: A prospective cohort study, Canadian Medical Association Journal, 186 (6), pp. 193 – 204.
13. Tam Dang Tan, Zhang S (2017), The Burden of illness related to chronic obstructive pulmonary disease Exacerbations in Québec, Canada, Canada Respiratory Journal, 2017, pp.1-10.
14. Westerik JA, Metting EI (2017), Associations between chronic comorbidity and exacerbation risk in primary care patients with COPD, Respiratory Research, 18(1), 31.
15. WHO (2018), Global Health Estimates 2016: Deaths by Cause, Age, Sex, by Country and by region, pp. 2000-2016.