ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TOAN CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Đỗ Hoàng Nam1,, Phan Việt Hưng1, Võ Văn Thi1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm toan chuyển hóa rất phổ biến ở những bệnh nhi nặng chứng tỏ sự kém đáp ứng điều trị của bệnh nhi. Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, (2) mô tả kết quả điều trị toan chuyển hóa của trẻ điều trị tại khoa Hồi sức tích cực-Chống độc tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 39 trẻ được chẩn đoán toan chuyển hóa điều trị tại khoa Hồi sức tích cực-Chống độc tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Tỉ lệ mắc toan chuyển hóa là 10,4%, độ tuổi trung bình là: 2,76 ± 3,52 tuổi. Đặc điểm lâm sàng: Tỷ lệ trẻ có rối loại tri giác, thay đổi tần số thở, rối loạn nhịp tim chiếm lần lượt là 64,1%, 69,2%, 61,5%. Đặc điểm cận lâm sàng: Tỷ lệ trẻ có pH<7,2 là 33,3%. Độ giảm pH máu có liên quan đến rối loạn các cơ quan như thần kinh, tim mạch, hô hấp. Kết quả điều trị: nhóm bù natri bicarbonate có sự cải thiện pH, tỷ lệ trẻ có thở máy 84,6%, tỷ lệ trẻ sử dụng thuốc vận mạch chiếm 69,2%, tỷ lệ trẻ tử vong chiếm 74,4%. Kết luận: Tỉ lệ mắc toan chuyển hóa là 10,4%, độ giảm pH có ảnh hưởng đến sự thay đổi triệu chứng lâm sàng, trẻ có pH<7,2 là 33,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bạch Văn Cam (2020), Rối loạn toan kiềm, Phác đồ điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 139-148.
2. Phan Việt Hưng, Đoàn Thị Kim Thoa (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí toan hoá máu điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp y đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phí Đức Long, Phạm Văn Thắng (2004), Điều trị nhiễm toan ở trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương, Tạp chí Y học, số 5, tr. 40-45.
4. Lê Phước Truyền (2020), Khí máu động mạch, Nhi khoa, 1, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 203-212.
5. Al-Jaghbeer M., Kellum J. A. (2015), Acid-base disturbances in intensive care patients: etiology, pathophysiology and treatment, Nephrol Dial Transplant, volume 30, No 7, pp. 1104-1111.
6. Alluru Reddi S. (2020), Acid–Base Disorders: General Considerations and Evaluation, AcidBase Disorders, Springer Cham, Newark, pp. 39-61.
7. Chisti M. J., Ahmed T., Ashraf H., et al. (2012), Clinical predictors and outcome of metabolic acidosis in under-five children admitted to an urban hospital in Bangladesh with diarrhea and pneumonia, PLoS One, volume 7, No 6, pp. e39164.
8. Jung B., Rimmele T., Le Goff C., et al. (2011), Severe metabolic or mixed acidemia on intensive care unit admission: incidence, prognosis and administration of buffer therapy. A prospective, multiple-center study, Crit Care, Volume 15, No 5, pp. R238.