KHẢO SÁT HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ TÌNH HÌNH NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY− TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Bạch Thái Dương1,, Trần Thị Nỡ1, Nguyễn Tiến Đạt1, Nguyễn Phúc Khang1, Dương Nhật Huy1, Huỳnh Anh Đào1, Nguyễn Phước Hòa1, Tạ Quang Hiếu1, Lê Kim Nguyên1, Trần Thị Như Lê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo ICD10 viêm loét dạ dàytá tràng là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạtá tràng thì kỹ thuật nội soi và xét nghiệm tìm Helicobacter pylori rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày–tá tràng theo hệ thống Sydney và xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dàytá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 116 bệnh nhân tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Các triệu chứng tần suất xuất hiện cao bao gồm chán ăn (95,7%); đau bụng thượng vị (70,7%); đầy hơi, khó tiêu (65,5%). Viêm dạ dày chiếm ưu thế với 94,0% bệnh nhân, vị trí tổn thương chủ yếu là hang vị. Theo hệ thống Sydney ở bệnh nhân viêm dạ dày do H. pylori thì tổn thương dạng xung huyết/xuất huyết chiếm ưu thế với 67,4%. Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng do H. pylori là 37,1%.  Kết luận: Hình ảnh nội soi điển hình của bệnh nhân viêm loét dạ dàytá tràng theo hệ thống Sydney là dạng xung huyết/xuất huyết tại vị trí hang vị. Tỷ lệ nhiễm H. pylori còn thấp, cần tìm hiểu các nguyên nhân làm giảm tỷ lệ dương tính của xét nghiệm CLO test để đưa ra các giải pháp tầm soát tốt tình trạng nhiễm H. pylori.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đô (2017), Khảo sát sự tương quan giữa mức độ tổn thương viêm dạ dày theo phân loại Sydney cải tiến với tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, số 3, tr. 142-148.
2. Châu Ngọc Hoa (2012), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 247-258.
3. Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Đình Tuyến (2022), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Y học Việt Nam. tr. 514(1).
4. Trần Thị Như Lê, Nguyễn Vũ Trung, Trần Ngọc Ánh và cộng sự (2022), Đột biến kháng levofloxacin trên gen gyrA, gyrB của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, Tạp chí Nghiên cứu Y học. 150(2), tr. 69-77.
5. Trương Minh Sáng, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Bá Vượng (2019), Hình ảnh nội soi và mối liên quan với SOD, GPx, MDA, trạng thái chống oxy hóa toàn phần (TAS) ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Journal of 108-Clinical Medicine and Pharmarcy.
6. Lê Quang Tâm (2012), Viêm loét dạ dày tá tràng và nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân dân tộc Ê Đê tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 16, tr. 58-67.
7. Đào Thanh, Trần Đỗ Hùng, Trần Thị Như Lê và cộng sự (2021), Khảo sát mối liên quan giữa Genotype và tình trạng kháng Clarithromycin của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, Tạp chí Y học Việt Nam. tr. 507(2).
8. Nguyễn Cẩm Tú (2011), Viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori ở trẻ em: đặc điểm lâm sàng, nội soi và hiệu quả tiệt khuẩn của phác đồ OAC, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 15, tr. 294 - 301.
9. Michael F Dixon, M. Genta, J. H. Yardley and et al. (1996), Classification and grading of gastritis: the updated Sydney system, The American journal of surgical pathology. 20(10), pp. 1161-1181.
10. Manxhuka-Kerliu Suzana, T. Skender, D. Emin and et al. (2009), Helicobacter pylori gastritis updated Sydney classification applied in our material, Sec Biol Med Sci. 30(1), pp. 45-60.
11. M. Tonolini, A. M. Ierardi, E. Bracchi and et al. (2017), Non-perforated peptic ulcer disease: multidetector CT findings, complications, and differential diagnosis, Insights Imaging. 8(5), pp. 455-469.
12. Osamu Toyoshima, T. Nishizawa, S. Yoshida and et al. (2022), Consistency between the endoscopic Kyoto classification and pathological updated Sydney system for gastritis: A cross sectional study, Journal of Gastroenterology and Hepatology. 37(2), pp. 291-300.