BÀO CHẾ DẦU GỘI CHỨA VỎ BƯỞI, BỒ KẾT, HƯƠNG NHU

Nguyễn Thị Linh Tuyền1,, Lê Cường Nam1, Nguyễn Trần Vân Anh1, Hoàng Thị Thùy Dung1, Nguyễn Minh Thông1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, các dầu gội có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Các loại dược liệu được sử dụng trong dầu gội thường là Bồ kết, vỏ Bưởi, Hương nhu, Hà thủ ô đỏ,...với nhiều công dụng như làm mượt tóc, đen tóc, chống xơ rối, giảm gãy rụng tóc, trị gàu…Chính vì vậy, việc bào chế dầu gội dược liệu là điều cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Bào chế dầu gội dược liệu chứa vỏ Bưởi, Bồ kết, Hương nhu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ cao đặc dược liệu (5%, 10%, 15%), ảnh hưởng của lauryl glucoside (5%, 10%, 15%), ảnh hưởng của cocamidopropyl betain (3%, 5%, 7%) và ảnh hưởng của HPMC (2,5%, 3,75%%, 5%) đến các đặc tính của dầu gội bào chế được theo TCVN 6972:2001. Kết quả nghiên cứu: Đã Xác định được tỷ lệ của cao đặc dược liệu là 10%, tỷ lệ của lauryl glucosid là 15%, tỷ lệ của cocamidopropyl betain là 5%, tỷ lệ của HPMC là 3,75%. Kết luận: Đã bào chế dầu gội dược liệu chứa vỏ Bưởi, Bồ kết, Hương nhu đạt các chỉ tiêu đánh giá một số đặc tính của dầu gội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2008), TCVN 6972:2001 Nước dầu gội.
2. Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.662664, 691, tr.732-734.
3. Huỳnh Xuân Phong, Mai Kim Ngân, Trần Thị Thảo Nguyên và cộng sự (2021), “Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu từ vỏ bưởi năm roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)”. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 57, tr.189-195.
4. Azadbakht M, Monadi T, Esmaeili Z, et al. (2018), “Formulation and evaluation of licorice shampoo in comparison with commercial shampoo”, Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences, 10, pp.208-215.
5. Bhushan Bharat (2010), Biophysics of human hair: structural, nanomechanical, and nanotribological studies, Springer Science & Business Media.
6. Bushra T. AlQuadeib, Eram K.D. Eltahir, Rana A. Banafa, et al. (2018), "Pharmaceutical evaluation of different shampoo brands in local Saudi market", Saudi pharmaceutical journal, 26(1), pp.98-106.
7. Hati Deepak, Bhatnagar S. P., Sethi Kalyan Kumar (2010), “Development and Evaluation of Polyherbal Antidandruff Hair Oil”, Pharmacognosy Journal, 2(10), pp.328–334.
8. Khaloud Al Badi, Shah A. Khan (2014), "Formulation, evaluation and comparison of the herbal shampoo with the commercial shampoos", Beni-Suef University Journal of Basic and Applied Sciences, 3(4), pp. 301- 305.
9. Malpani T, Jeithliya M, Pal N, et al. (2020), “Formulation and evaluation of Pomegranate based herbal shampoo”, Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 9, pp.1439-1444
10. Rimjhim Arora, Rathore Kamal Singh, Bharakatiya Meenakshi (2019), “Formulation and Evaluation of Herbal Shampoo by Extract of Some Plants”, The Pharmaceutical and Chemical Journal, 6(4), pp.74-80.
11. Vijayalakshmi A, Sangeetha S, Ranjith N (2018), “Formulation and evaluation of herbal shampoo”. Asian J Pharm Clin Res., 11(4), pp.121-124.