KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG

Hồ Thị Mỹ Lang1,, Nguyễn Minh Hiệp1, Lê Thị Kim Định2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi tiết niệu là đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị giúp tăng kết quả điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu ; 2). Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh được phẫu thuật sỏi tiết niệu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 220 người bệnh chỉ định phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu tại Ngoại thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Có 88,6% người bệnh có đau hông lưng/đau bụng; 18 người bệnh có tiểu gắt/tiểu buốt; có 1 trường hợp tiểu máu (0,5%); 4 trường hợp sốt chiếm 1,8%. Đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh là < 3 tháng chiếm 95,5%. Bạch cầu tăng chiếm 42,3%; urê tăng chiếm 5% và 3,6% tăng creatinine. Có 48,1% sỏi niệu quản đơn thuần; 6,4% sỏi thận đơn thuần; 3,6% sỏi bàng quang đơn thuần, 40,5% sỏi thận + sỏi niệu quản. 61,4% sỏi bên phải. Tỷ lệ đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh đạt chiếm 75,5%. Yếu tố liên quan: người bệnh suy dinh dưỡng có kết quả chăm sóc tốt thấp nhất chiếm 55,6%; cao nhất là dinh dưỡng bình thường chiếm 82,2%; không có tiền sử bệnh có kết quả chăm sóc tốt hơn, 82,0% và 68,8%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Kết quả chăm sóc bệnh  nhân sỏi tiết niệu sau phẫu thuật chưa cao. Cần tăng cường công tác chăm sóc đối với người bệnh suy dinh dưỡng và có tiền sử bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fontenelle L.F, and Sarti T.D. Kidney stones: treatment and prevention. American Family Physician. 2019. 99(8), 490-496.
2. Trần Văn Sáng, Trần Ngọc Sinh. Bệnh học niệu khoa. Nhà xuất bản Phương Đông. 2003. 95- 115.
3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Báo cáo hoạt động chuyên môn 6 tháng đầu năm. 2020.
4. Vũ Thị Hiếu. Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ lấy sỏi thận tại bệnh viện Thanh Nhàn. Đề tài cấp cơ sở. 2016.
5. Nguyễn Đình Đức, Phạm Anh Tuấn, Lê Anh Dũng và cộng sự. Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tản sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2013. 245-250.
6. Danh Ngọc Minh, Phạm Văn Đởm, Lê Minh Hòa. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi đường tiết niệu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Y học cộng đồng. 2020. 60(7), 99-105.
7. Đỗ Minh Trí, Nguyễn Công Hiếu, Đào Quang Trung. Đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh phẫu thuật sỏi tiết niệu tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 499 (1&2), 157-160.
8. Nguyễn Trường An. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sỏi niệu quản tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y dược học Huế. 2014.
9. Nguyễn Thị Lệ Thuỷ. Thực trạng kiến thức dự phòng sỏi thận tái phát ở người bệnh phẫu thuật sỏi thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2021. 4(2), 15-19.
10. Lê Đình Khánh, Trần Ngọc Khánh, Ngô Thanh Liêm và cộng sự. Phẫu thuật nội soi một cổng sau phúc mạc điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện trung ương Huế. Tạp chí Y học Việt Nam. 2013. 37-43.
11. Lê Văn Quang, Nguyễn Phương Nhung và Nguyễn Thị Thanh Hà. Nghiên cứu bước đầu yếu tố ảnh hưởng và kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam. 2015. 449, 56-62.
12. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Huyền Trang, Đỗ Thị Hòa và cộng sự. Kiến thức về tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh sỏi tiết niệu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2018. 2(3), 5-10.