ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sau rượu và sỏi mật, tăng triglyceride máu là nguyên nhân thường gặp thứ ba gây ra viêm tụy cấp. Triglyceride máu tăng khi nồng độ Triglyceride >150mg/dl (1,7mmol/l). Tăng triglyceride máu mức nặng ≥1000mg/dl (11,3mmol/l) được xem là nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride máu theo 2 mức độ <11,3mmol/l và ≥11,3mmol/l tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglycerid máu. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xảy ra ở 2 nhóm là trị số CRP máu với p=0,009, Natri thấp 134,22±4,73mmol/l và BMI cao 26,63±5,15kg/m2 ở nhóm TG ≥11,3mmol/l. Tỷ lệ amylase tăng gấp 3 lần ở nhóm TG tăng cao là 85,2%. Cả 2 nhóm có mức glucose, LDH tăng cao là 10,56±5,13 mmol/l và 310,64±206,01U/L. Siêu âm chẩn đoán viêm tụy cấp đạt 100%, chỉ số CTSI và BISAP cao ở nhóm TG ≥11,3mmol/l. Số ngày dùng insulin và thời gian nằm viện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,004 và p=0,014. Kết luận: So sánh 2 nhóm VTC có TG máu <11,3mmol/l và ≥11,3mmol/l các triệu chứng lâm sàng không có sự khác biệt. Trị số trung bình Natri, BMI và CRP máu (p=0,009) có sự khác biệt giữa 2 nhóm viêm tụy cấp. Kết quả điều trị về số ngày dùng insulin và thời gian nằm viện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm tụy cấp, tăng triglyceride máu, insulin
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Hoàng Long, Quách Trọng Đức. Mối liên quan giữa mức độ tăng triglycerid máu với mức độ nặng và biến cố hoại tử của viêm tụy cấp. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019, 23(1), tr. 103-109.
3. Lê Phúc Trường Thịnh, Tạ Văn Trầm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang. Y học TP Hồ Chí Minh. 2018. 22(5), 33-38.
4. Phạm Văn Duyệt, Nguyễn Thái Bình. Một số nhận xét về kết quả điều trị VTC thể nặng tại khoa ngoại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Y học TP Hồ Chí Minh. 2004. 8(3), 191- 195.
5. Fan J., Ding L., Lu Y. et al. Epidemiology and etiology of acute pancreatitis in urban and suburban areas in Shanghai: a retrospective study. Gastroenterology research and practice. 2018, 1-8, DOI: 10.1155/2018/1420590.
6. Nguyễn Gia Bình, Hoàng Đức Chuyên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid. Đề tài cấp cơ sở. Bệnh viện Bạch Mai. 2012.
7. Bùi Thị Hương Quỳnh, Trịnh Thị Hồng Anh. Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại bệnh viện Thống Nhất. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019. 23(3), 23-29.
8. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Thành Lý. Liên quan giữa tăng triglycerid máu và độ nặng viêm tụy cấp theo lâm sàng và theo tiêu chuẩn Ranson. Y học thực hành. 2014. 903(1), 11-14.
9. Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê. Vai trò của tăng triglyceride trong viêm tụy cấp. Y học TP Hồ Chỉ Mình. 2012. 16(1), 395-401.
10. Jaday S.J., Shah H. p. A randomized study of outcome of acute pancreatitis in tertiary care hospital Gujarat india. ISJ. 2018. 5(6), 2268-2274, DOI: 10.18203/2349-2902.isj20182235
11. Beger H.G. Pancreas. Wiley Blackwell. John Wiley & Sons Ltd. 2018.
12. Zang L.X. Clinical study of 224 patients with hypertriglyceridemia pancreatitis. Chinese medical journal. 2015. 128 (5), 2045-2049, DOI: 10.4103/0366-6999.161361.
13. Võ Thị Lương Trân, Võ Tất Thắng, Vũ Thị Hạnh Như. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tụy cấp do tăng triglycerid máu với các viêm tụy cấp do các nguyên nhân khác. Y học TP Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 328-335.
14. Wang H.S., Chou Y., Shangkuan W. Relationship between plasma triglyceride level and severity of hypertriglyceridemic pancreatitis. Plos one. 2016, 1-10, DOI:
10.1371/journal.pone.0163984.
15. Chrlesworth A., Steger A., Crook A. M. Acute pancreatitis associated with severe hypertriglyceridemia; a retrospective cohort study. IJS. 2015. (23), 23-27, DOI:
10.1016/j.ijsu.2015.08.080.