NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TRÊN SIÊU ÂM KHỚP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP GOUT

Nguyễn Thái Hòa, Phan Ngô Cẩm Tú1, Nguyễn Thị Cẩm Tiên2, Ngô Hoàng Long1, Lê Đặng Phương Mai1, Thái Thị Hồng Nhung1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Siêu âm ngày càng được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán gout, ít tốn kém lại không xâm lấn, rất nhạy cho việc phát hiện sự lắng đọng của tinh thể urate. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện các dấu hiệu trên siêu âm vẫn chưa được biết rõ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm hình ảnh trên siêu âm và yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm khớp gout. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 39 bệnh nhân nhập viện tại Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2022. Kết quả: Hình ảnh đường đôi là dấu hiệu thường gặp nhất trên siêu âm (66,7%), tiếp đến là tràn dịch khớp gối (46,2%), phì đại màng hoạt dịch (38,5%) và hạt tophi (23,1%). Số khớp viêm và thời gian mắc bệnh có liên quan đến dấu hiệu đường đôi (p = 0,008 và p = 0,025), tương tự là thời gian mắc bệnh với hình ảnh hạt tophi (p = 0,028), trong khi tràn dịch khớp gối liên quan với số lượng bạch cầu trong máu (p = 0,007). Kết luận: Hình ảnh đường đôi, hạt tophi, tràn dịch khớp gối, phì đại màng hoạt dịch là những dấu hiệu có thể giúp đáng kể việc chẩn đoán gout thông qua siêu âm khớp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wortmann R.L. Gout and hyperuricemia. Curr Opin Rheumatol. 2002, 14(3), 281-286. https://doi.org/10.1097/00002281-200205000-00015.
2. Hamburger M., Baraf H.S., Adamson T.C. 3rd, et al. 2011 Recommendations for the diagnosis and management of gout and hyperuricemia. Postgrad Med. 2011, 123(6 Suppl 1), 3-36. https://doi.org/10.3810/pgm.2011.11.2511.
3. Neogi T., Jansen T.L., Dalbeth N., et al. 2015 Gout Classification Criteria: An American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative. Arthritis Rheumatol. 2015, 67(10), 2557-2568. https://doi.org/10.1002/art.39254.
4. Li T.Y. Sonography of Knee Effusion. J Diagn Med Sonogr. 2020, 36(6), 545-558. https://doi.org/10.1177/8756479320944848.
5. Pattamapaspong N., Vuthiwong W., Kanthawang T., et al. Value of ultrasonography in the diagnosis of gout in patients presenting with acute arthritis. Skeletal Radiol. 2017, 46(6), 759767. https://doi.org/10.1007/s00256-017-2611-z.
6. Zufferey P., Valcov R., Fabreguet I., et al. A prospective evaluation of ultrasound as a diagnostic tool in acute microcrystalline arthritis. Arthritis Res Ther. 2015, 17(1):188, 1-8. https://doi.org/10.1186/s13075-015-0701-7.
7. Wright S.A., Filippucci E., McVeigh C. High-resolution ultrasonography of the first metatarsal phalangeal joint in gout: a controlled study. Ann Rheum Dis. 2007, 66(7), 859-864. https://doi.org/10.1136/ard.2006.062802.
8. Thiele R.G., Schlesinger N. Diagnosis of gout by ultrasound. Rheumatology (Oxford). 2007, 46(7), 1116-1121. https://doi.org/10.1093/rheumatology/kem058.
9. Phan Thị Thanh Bình, Nguyễn Văn Hùng, Trần Huyền Trang. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân gút theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015. Tạp chí Nội khoa Việt Nam. 2017, ĐB 5/2017, 8-15.
10. Mã Nguyễn Minh Tùng, Võ Tam, Phan Thanh Hải. Nghiên cứu giá trị của dấu hiệu bờ đôi trong hình ảnh siêu âm khớp và các mối liên quan ở bệnh nhân gout nguyên phát tại Trung tâm Y Khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016, 20(1), 291-295.
11. Christiansen S.N., Østergaard M., Slot O., et al. Ultrasound for the diagnosis of gout-the value of gout lesions as defined by the Outcome Measures in Rheumatology ultrasound group. Rheumatology (Oxford). 2021, 60(1), 239-249. https://doi.org/10.1093/rheumatology/keaa366. 12. Nguyễn Thị Ái Thủy, Đinh Thanh Thế, Võ Tam. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh gút tại một số bệnh viện thành phố Huế. Tạp chí Y học Thực hành. 2012, 807(2), 92-95.
13. Kuo C.F., Grainge M.J., Zhang W., et al.,. Global epidemiology of gout: prevalence, incidence and risk factors”, Nat Rev Rheumatol. 2015, 11(11), 649-662. https://doi.org/10.1038/nrrheum.2015.91.
14. Sun C., Qi X., Tian Y., et al.,. Risk factors for the formation of double-contour sign and tophi in gout. J Orthop Surg Res. 2019, 14(1):239, 1-8. https://doi.org/10.1186/s13018-019-1280-0.
15. Elsaman A.M., Muhammad E.M., Pessler F. Sonographic findings in gouty arthritis: diagnostic value and association with disease duration. Ultrasound Med Biol. 2016, 42(6), 1330-1336. https://doi.org/10.1016/j.ultrasmedbio.2016.01.014.