NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Trần Kim Sơn1,, Ngô Hoàng Toàn1, Nguyễn Hoàng Phi1, Huỳnh Văn Minh2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Việc kiểm soát được những yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm được tỷ lệ và biến chứng của THA. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 1000 người trưởng thành trên 18 tuổi đang sinh sống tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ THA ở những người từng hút thuốc lá cao hơn 1,454 lần những người chưa bao giờ hút thuốc lá (OR = 1,454; p<0,05); những người không có thói quen tập thể dục có tỷ lệ THA gấp 1,618 lần những người có thói quen tập thể dục (OR = 1,618; p<0,05); tỷ lệ THA ở nhóm có tiền sử bệnh tim mạch (NMCT, đột quỵ, suy tim, rung nhĩ) cao hơn so với nhóm không có tiền sử bệnh tim mạch (p<0,001). Kết luận: Những người có tiền sử hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại và tiền sử bệnh tim mạch có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Cỏn (2010), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân độ tuổi từ 30-75 tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang năm 2010, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2022), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
3. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Văn Kiên và Đàm Khải Hoàn (2022), "Thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam. 516(1).
4. Trần Phi Hùng (2012), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25-64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Gia Khải (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam 2001-2002", Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 33(1), tr. 9-34.
6. Nguyễn Thị Thi Thơ (2017), "Thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành 18-69 tuổi tại thành phố Hà Nội", Tạp chí Y học dự phòng. 6(27), tr. 84-91.
7. George Bakris, Waleed Ali and Gianfranco Parati (2019), ACC/AHA versus ESC/ESH on hypertension guidelines: JACC guideline comparison, Journal of the American College of Cardiology. 73(23), pp. 3018-3026.
8. Huynh Van Minh, Nguyen Lan Viet, Cao Thuc Sinh, et. al. (2019), "Blood pressure screening during the may measurement month 2017 programme in Vietnam—South-East Asia and Australasia", European Heart Journal Supplements. 21(Supplement_D), pp. D127-D129.
9. Huynh Van Minh, Nguyen Lan Viet, Cao Thuc Sinh, et. al. (2020), "May Measurement Month 2018: an analysis of blood pressure screening results from Vietnam", European Heart Journal Supplements. 22(Supplement_H), pp. H139-H141.
10. Huynh Van Minh, Neil R Poulter, Nguyen Lan Viet, et. al. (2021), "Blood pressure screening results from May Measurement Month 2019 in Vietnam", European Heart Journal Supplements. 23(Supplement_B), pp. B154-B157.
11. Katherine T Mills, Andrei Stefanescu và Jiang He (2020), "The global epidemiology of hypertension", Nature Reviews Nephrology. 16(4), pp. 223-237.
12. PT Son, NN Quang, NL Viet, et. al. (2012), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam—results from a national survey", Journal of human hypertension. 26(4), pp. 268-280.