NGHIÊN CỨU LÀM PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN BỘ CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT GHI TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM BẰNG CUNG GOTHIC TRÊN BỆNH NHÂN MẤT RĂNG HAI HÀM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Trần Hà Phương Thảo1,, Nguyễn Hoàng Nam 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có nhiều phương pháp hướng dẫn hàm dưới để ghi tương quan trung tâm, chúng tôi sử dụng kỹ thuật ghi tương quan trung tâm bằng cung Gothic trong làm phục hình tháo lắp toàn bộ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mất răng hai hàm và đánh giá kết quả điều trị phục hình tháo lắp toàn bộ có sử dụng kỹ thuật ghi tương quan trung tâm bằng cung Gothic. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 45 bệnh nhân mất răng toàn bộ. Kết quả: Có 18 bệnh nhân nam và 27 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 62,57±7,2. Dựa vào phân loại của Sangiuolo, tỷ lệ tiêu xương sống hàm hàm trên chủ yếu loại I (53,3%), tỷ lệ tiêu xương sóng hàm hàm dưới chủ yếu loại II (64,4%). Thời gian trung bình ghi đồ hình Gothic là 9,6±3,2 phút. Thời gian trung bình ghi đồ hình Gothic theo mức tiêu xương hàm trên và hàm dưới lần lượt là: độ I 9,25 ± 3,44 phút và 9,11 ± 3,26 phút, độ II 11,11 ± 3,38 phút và 9,97 ± 3,67 phút, độ III 16 ± 1,41 phút và 13,43 ± 2,51 phút . Theo dõi sau 3 tháng điều trị, hàm giả vững ổn trong hoạt động ăn nhai: hàm trên 100% và hàm dưới 93,3% . Kết luận: Kỹ thuật ghi tương quan trung tâm bằng cung Gothic mang kết quả ghi chính xác, giúp hàm vững ổn khi thực hiện chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phú Hòa (2013), Nhận xét về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong điều trị phục hình toàn hàm, Y học thực hành, 893(11), tr.38-40.
2. Nguyễn Phú Hòa (2014), Nghiên cứu làm hàm giả tháo lắp toàn bộ có sử dụng kỹ thuật lấy dấu sơ khởi đệm và lấy dấu vành khít, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đồng Thị Mai Hương (2019), Nghiên cứu tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở người cao tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trường Đại học Y Hải Phòng, Tạp chí y học Việt Nam, 503, tr.128-133.
4. Trần Thiên Lộc, Lê Hồ Phương Trang (2011), Thực hành phục hình răng tháo lắp toàn hàm, Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr.32-33.
5. Banerjee R., Chahande J., Banerjee S., Radke U. (2018), Evaluation of relationship between nutritional status and oral health related quality of life in complete denture wearers. Indian J Dent Res, 29(5), tr.562-567.
6. Bergman B.,Carlsson G.E. (1985), Clinical long-term study of complete denture wearers. J Prosthet Dent, 53(1), tr.56-61.
7. Boulos P.J. (2007), Simplified method for recording maxillomandibular relations in complete dentures. N Y State Dent J, 73(3), 24-7.
8. Critchlow S.B., Ellis J.S.,Field J.C. (2012), Reducing the risk of failure in complete denture patients. Dent Update, 39(6), 427-30, 433-4, 436.
9. Meghana Gajavalli S. U. (2019), An insight into gothic arch tracing, TPDI, 10(1,2), pp.6-10.
10. Nitecka-Buchta A., et al. (2018), Functional Assessment of the Stomatognathic System, after the Treatment of Edentulous Patients, with Different Methods of Establishing the Centric Relation. Pain Res Manag, 117-120.
11. Papadaki E.,Anastassiadou V. (2012), Elderly complete denture wearers: a social approach to tooth loss. Gerodontology, 29(2), e721-7.
12. Sushma R., et al. (2019), A clinical comparative study to assess the efficacy of a new centric registration technique with a conventional technique. J Indian Prosthodont Soc, 19(4), 290-295.