KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH NGẦM LIÊN QUAN THẦN KINH RĂNG DƯỚI CÓ SỬ DỤNG MÁY PIEZOTOME TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Văn Thị Sóc Nâu1,, Trần Thị Phương Đan1, Lâm Nhựt Tân1, Kim Ngọc Khánh Vinh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thần kinh răng dưới là cấu trúc dễ bị tổn thương trong quá trình nhổ răng khôn hàm dưới. Trong những năm gần đây, công nghệ Piezosurgery ngày càng được sử dụng phổ biến để hỗ trợ quá trình nhổ răng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang, đánh giá kết quả điều trị răng khôn hàm dưới liên quan đến thần kinh răng dưới bằng phẫu thuật có sử dụng máy Piezotome. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân có răng khôn hàm dưới liên quan đến thần kinh răng dưới được phẫu thuật có sử dụng máy Piezotome. Các đặc điểm lâm sàng (tình trạng viêm nhiễm, sự hiện diện trên cung hàm, độ há miệng, mức độ đau), đặc điểm trên phim X quang (tương quan với thần kinh răng dưới) và biến chứng sau phẫu thuật được ghi nhận để đánh giá kết quả. Kết quả: Trước phẫu thuật, có 27 răng (75%) có tình trạng viêm nhiễm, 26 răng (72,2%) đã xuất hiện trên cung hàm. Tương quan của răng khôn hàm dưới so với thần kinh răng dưới trên phim X quang phổ biến nhất là loại II (theo Qian Luo, 2017), chiếm 77,8%. Độ há miệng trung bình trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày lần lượt là 45,36 ± 3,54mm, 36,33 ± 4,77mm, 41,67 ± 4,72mm, 44,97 ± 3,52mm. 2,8% người bệnh đau nhiều vào ngày đầu hậu phẫu, đau giảm dần và 80.6 % người bệnh không còn đau ở ngày thứ 7 hậu phẫu. 1 người bệnh (2,8%) có tình trạng dị cảm sau phẫu thuật, biến mất ở ngày thứ 40. Không có biến chứng khác. Kết luận: Piezosurgery là một phương pháp nhổ răng hiệu quả trong các trường hợp răng khôn hàm dưới liên quan đến thần kinh răng dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Huỳnh An, Lê Đức Lánh (2014), Liên quan giữa chân răng khôn và ống răng dưới đối chiếu trên phim toàn cảnh và Cone Beam CT. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(1), tr.310-315.
2. Võ Thị Ngọc Hà (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch , ngầm bằng phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang năm 2017-2018, Luận án chuyên khoa cấp II Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Nguyễn Minh Khởi (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay khoan quay và máy Piezotome tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Luận Văn Thạc Sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ, tr.41-60.
4. Lê Đức Lánh (2011), Phẫu Thuật Răng Miệng - Tập 1,2, Nhà xuất bản Y học, tr.49 - 148.
5. Phạm Hồng Loan (2014), Khảo sát mối liên quan giữa tư thế răng và biến chứng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Nguyễn Hoàng Nam (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thân răng khôn hàm dưới mọc lệch/ngầm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2019, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Hà Nhật Phương (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm dựa vào sự thay đổi mô nha chu kế cận tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Lâm Nhựt Tân (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch được phẫu thuật bằng kỹ thuật vạt bao và vạt tam giác tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2017-2018, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ, tr.3-20.
9. Feras Y., Steen S.P. (2012), Cone Beam Tomography (CBCT) as a Diagnostic Tool to Assess the Relationship between the Inferior Alveolar Nerve and Roots of Mandibular Wisdom Teeth. Smile Dental Journal,7(3), pp.12-17.
10. Pritika S., et al. (2018), Comparison of surgical outcome after impacted third molar surgery using piezotome and a conventional rotary handpiece. Contemporary Clinical Dentistry, 9(2), pp. 318-324.
11. Qian L. , Wanglun D., Lan L., et al. (2018), Comparisons of the Computed Tomographic Scan and Panoramic Radiography Before Mandibular Third Molar Extraction Surgery. © Med Sci Monit; 24, pp.3340-3347.