ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI PHÓNG ĐẠI KẾT HỢP NHUỘM MÀU BẰNG CHẾ ĐỘ BLI CỦA BỆNH NHÂN POLYP ĐẠI- TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Anh Kiệt1,, Huỳnh Hiếu Tâm2, Bồ Kim Phương1, Nguyễn Thị Quỳnh Mai1, Huỳnh Tuấn Kiệt1, Phạm Trường Giang1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất cho phép phát hiện, điều trị polyp, giúp giảm từ 76-90% tỷ lệ mắc mới ung thư đại-trực tràng. Nội soi đại tràng phóng đại kết hợp nhuộm màu BLI giúp phát hiện sớm polyp đại trực tràng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu bằng chế độ BLI của bệnh nhân polyp đại-trực tràng. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên tổng số 100 polyp đại-trực tràng của 70 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 3/2021 đến 6/2022. Bệnh nhân được nội soi thường đại tràng phát hiện polyp. Sau đó, polyp sẽ được nội soi phóng đại nhuộm màu bằng chế độ BLI theo phân loại JNET và Kudo. Kết quả: Bệnh nhân có tiêu máu đến nội soi đại tràng chiếm tỷ lệ 7,1% so với không triệu chứng là 37,1%. Vị trí của polyp: polyp thường gặp nhất ở trực tràng (24%) và đại tràng sigma (18%). Theo phân loại Paris, polyp typ 0-IIa chiếm cao nhất 66%, trong số đó ghi nhận 1 polyp typ 0- IIa + IIc. Phân loại JNET cho nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu BLI, tỷ lệ polyp JNET typ 1, 2A, 2B, 3 lần lượt là 60%, 36%, 3% và 1%. Kết luận: Polyp đại-trực tràng thường không có triệu chứng. Polyp JNET typ 1 thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Dũng (2021), Nhận xét, đánh giá về chẩn đoán lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh ở bệnh nhân có polyp đại-trực tràng. Tạp chí Y học Việt Nam, 509(2), tr.354-359.
2. Nguyễn Công Long (2022), Giá trị của phân loại JNET và Kudo đối chiếu với mô bệnh học trong đánh giá polyp đại-trực tràng. Tạp chí Y học Việt Nam, 514(2), tr.164-169.
3. Phạm Bình Nguyên (2021), Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng, Luận án Tiến sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.
4. Thái Thị Hồng Nhung (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đánh giá kết quả cắt đốt polyp đại-trực tràng qua nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 22(23), tr.24-25.
5. Vũ Việt Sơn (2018), Khảo sát phân loại polyp đại trực tràng bằng phương pháp nội soi phóng đại nhuộm màu ảo, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Tùng (2022), Khảo sát polyp đại-trực tràng bằng phương pháp phóng đại BLI theo phân loại BASIC. Tạp Chí Y học Việt Nam, 512(1), tr.271-275.
7. He Xiaosheng (2018), Association Between Risk Factors for Colorectal Cancer and Risk of Serrated Polyps and Conventional Adenomas. Gastroenterology. 155(2), 355-373.e18.
8. Higurashi Takuma (2022), Comparison of the diagnostic performance of NBI, Laser-BLI and LED-BLI: a randomized controlled noninferiority trial. Surg Endosc. 36(10), 7577-7587.
9. Kobayashi Shunsuke (2019), Diagnostic yield of the Japan NBI Expert Team (JNET) classification for endoscopic diagnosis of superficial colorectal neoplasms in a large-scale clinical practice database. United European Gastroenterol J, 7(7), pp.914-923.
10. Long Xiaohua (2015), Clinical and endoscopic-pathological characteristics of colorectal polyps: an analysis of 1,234 cases. Int J Clin Exp Med, 8(10), 19367-73.
11. Nakano Arihiro (2017), Comparison of the diagnostic ability of blue laser imaging magnification versus pit pattern analysis for colorectal polyps. Endosc Int Open, 5(4), E224-e231.
12. Wada Yoshiki (2009), Diagnosis of colorectal lesions with the magnifying narrow-band imaging system. Gastrointest Endosc, 70(3), 522-31.
13. Yamasaki Yasushi (2020), Blue laser imaging and linked color imaging improve the color difference value and visibility of colorectal polyps in underwater conditions. Dig Endosc, 32(5), pp.791-800.
14. Yoshida Naohisa (2022), History, clinical application, and future perspective of narrow band imaging and blue laser imaging. Dig Endosc, 34 Suppl 2, pp.86-90.
15. Zhu Ying (2021), Evaluation of blue laser endoscopy for detecting colorectal non-pedunculated adenoma. Arab J Gastroenterol, 22(2), pp.127-132.