KẾT QUẢ BAN ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐƯỜNG LIÊN BẢN SỐNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG CÙNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng là bệnh lý cột sống thường gặp nhất, khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật. Mặc dù phẫu thuật mở lấy nhân đệm thoát vị đem lại hiệu quả khá tốt, các tác giả vẫn tiếp tục phát triển các kỹ thuật ít xâm lấn hơn để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Phẫu thuật nội soi đường liên bản sống là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có nhiều ưu điểm và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng phẫu thuật nội soi liên bản sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ từ 7/2022 đến 10/2022. Tiêu chuẩn chọn gồm bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh, không đáp ứng với điều trị nội khoa thích hợp sau 5 - 8 tuần. Kết quả: Trong 3 tháng, chúng tôi tiến hành phẫu thuật được 9 trường hợp. Tuổi trung bình 43,11 ± 5,06. Nam giới chiếm 55,56%. Toàn bộ bệnh nhân đều được chụp cộng hưởng từ, xquang động cột sống trước mổ đánh giá không trường hợp nào mất vững. Đa số các trường hợp phẫu thuật nội soi ở tầng L5S1 (66,67%), tầng L4L5 chiến 33,33%. Giá trị của VAS lưng và VAS chân giảm sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chúng tôi không ghi nhận biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi liên bản sống là can thiệp xâm lấn tối thiểu và là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả trong thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng khi được chỉ định phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng, phẫu thuật nội soi đường liên bản sống, xâm lấn tối thiểu, kết quả phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Võ Xuân Sơn, Lương Võ Phương Thông (2009), Phẫu thuật nội soi liên bản sống lấy nhân đệm thắt lưng, Tạp chí Y học thực hành, số 11/2009, tr.40-42.
3. Nguyễn Vũ, Lê Đức Tâm (2021), Kết quả bước đầu điều trị thoát vị đĩa đệm l5/s1 bằng phẫu thuật nội soi liên bản sống, Tạp chí nghiên cứu y học, 147 (11) – 2021, tr.177-185.
4. Daniel H Kim, Gun Choi, Sang Hoo Lee (2011), Chap 17 Interlaminal surgical approach, Endoscopic Spine Procedures, Thieme, 2011, pp.135-142.
5. Destandau J, (2005), Chap 21 Paraspinal endoscopic laminectomy and discectomy, Endoscopic Spine Surgery and Instrumentation, 2005, Thieme, pp.241-246
6. Hongfei Nie, Tian-Hang Xie, Jian-Cheng Zeng et al. (2017) Complications of Lumbar Disc Herniation Following Full-endoscopic Interlaminar Lumbar Discectomy: A Large, Single- Center, Retrospective Study, Pain Physician, 20:E379-E387.
7. Jin-Sung Kim, Jun Ho Lee, Yong Ahn (2020), Endoscopic Procedure on the Spine, Springer, pp.564-573.
8. Liu Y, Jin-Sung Kim, Chien-Min Chen et al. (2021), A Review of Full-endoscopic Interlaminar Discectomy for Lumbar Disc Disease: A Historical and Technical Overview, Journal of Minimally Invasive Spine Surgery and Technique, 6(Suppl 1), S109-S116
9. Lokhande (2020), Full-endoscopic interlaminar surgery of lumbar spine, Indian Spine Journal, 3 (1), pp. 66-77.
10. Ruetten S., Komp M., Merk H. et al. (2008), Full-endoscopic interlaminar and transforaminal lumbar discectomy versus conventional microsurgical technique: a prospective, randomized, controlled study. Spine (Phila Pa 1976),33, pp. 931-939
11. Sananthan Sivakanthan, Saqib Hasan, Christoph Hofstetter (2020), Full-Endoscopic Lumbar Discectomy, Neurosurg Clin N Am, 31, pp. 1–7
12. Wasinpongwanich K, Pongpirul K, Ruetten S et al. (2019), Full-Endoscopic Interlaminar Lumbar Discectomy: Retrospective Review of Clinical Results and Complications in 545 International Patients, World Neurosurgery, 132, 2019, e922-e928.
13. Wenbin Hua, Yukun Zhang, Cao Yang et al. (2018), Outcomes of discectomy by using full-endoscopic visualization technique via the interlaminar and transforaminal approaches in the treatment of L5-S1 disc herniation: An observational study. Medicine, 97, pp. 48-54.