KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Với tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai ngày càng tăng cao, Viên thuốc tránh thai khẩn cấp là cơ hội thứ hai giúp cho mọi người cũng như các bạn trẻ tránh được việc mang thai ngoài ý muốn và các hậu quả kèm theo. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh viên khoa Điều Dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh có kiến thức tốt, thái độ tích cực về viên thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 249 sinh viên khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học. Số liệu được thu thập bằng hình thức khảo sát trực tuyến. Số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có 56,2% sinh viên tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt và 87,1% sinh viên có thái độ tích cực đối với viên thuốc tránh thai khẩn cấp. Nghiên cứu còn cho thấy được mối liên quan của tuổi, ngành học, truyền thông đối với kiến thức. Thái độ - tôn giáo, thái độ - tuổi, thái độ - truyền thông cũng có mối liên quan. Kết luận: Các kết quả trong nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của truyền thông, giáo dục về viên thuốc tránh thai khẩn cấp, cần cải thiện kiến thức và thái độ về biện pháp tránh thai này để giúp các sinh viên tránh mang thai ngoài ý muốn và các hệ lụy, hậu quả của nó.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp, biện pháp tránh thai, kiến thức về viên thuốc tránh thai khẩn cấp, thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Phong và Phạm Huy Hiền Hào (2014), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của sinh viên Trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội, năm 2013. Tạp Chí Phụ sản, số 12, tr.207-210.
3. Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) (2020-2021), Phá thai. SDGCW Việt Nam 2020-2021, tr.8.
4. Nguyễn Thị Bích Vân, Vũ Văn Du, Phan Thị Anh và cộng sự (2013). Khảo sát tình hình phá thai to ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2012. Tạp Chí Phụ Sản, số 11, tr.125-128.
5. Kang HS, Moneyham L. (2008), Use of Emergency contraceptive pills and condoms by college students: a survey. Int J Nurs Stud, tr.775-783.
6. Onasoga OA, Afolayan JA, Asamabiriowei TF, and et al. (2016), Adolescents' Knowledge, Attitude and Utilization of Emergency Contraceptive Pills in Nigeria's Niger Delta Region, Int J MCH AIDS, tr.53-60.
7. Sychareun V, Hansana V, Phengsavanh A, and et al. (2013), Awareness and attitudes towards Emergency contraceptive pills among young people in the entertainment places, Vientiane City, Lao PDR. BMC Womens Health, tr.13-14.
8. Tamire W EF. (2007), Knowledge, attitude, and practice on Emergency contraceptives among female university students in Addis Ababa, Ethiopia. Ethiopian Journal of Health Development, tr.111-116.
9. Tajure N, Pharm B. (2017), Knowledge, attitude and practice of emergency contraception among graduating female students of Jimma university, Southwest Ethiopia. Ethiop J Health Sci, tr.91-97.